Tư duy nhóm và việc ra quyết định

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 87 - 88)

2. Bạn có thể đưa ra giải pháp giúp Huy giải quyết khó khăn trong quản lý nhóm làm việc?

5.4.1. Tư duy nhóm và việc ra quyết định

Một số người lúc đầu dự định phát biểu hoặc trình bày trước bạn bè, đồng nghiệp, trong lớp học… nhưng sau đó lại quyết định không nói gì cả. Nguyên nhân của tình

trạng này một mặt có thể là do những người này xấu hổ, ngại ngùng, song mặt khác có thể là hậu quả của tư duy nhóm.

Tư duy nhómlà hiện tượng xảy ra khi các thành viên nhóm quá chú trọng đến sự tán thành của người khác đến nỗi mà chuẩn mực về sự đồng thuận trong nhóm trở nên quan trọng đối với việc đánh giá thực tiễn và ra quyết định về đường lối hành động. Tư duy nhóm gây áp lực đối với các ý kiến, quan điểm thiểu số và không phổ biến. Tư duy nhóm thường ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định. Khi tư duy nhóm diễn ra, người ta thường đánh giá không toàn diện về vấn đề, tìm kiếm thông tin hời hợt, thiên lệch, có chọn lọc trong việc xử lý thông tin, hạn chế các khả năng lựa chọn, không thấy được những rủi ro của phương án được lựa chọn và không thẩm định lại những điểm mạnh của phương án bị loại bỏ.

Tư duy nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất của năm yếu tố sau đây: Tính gắn kết (mức độ đoàn kết) của nhóm, hành vi của

người lãnh đạo, sự cách ly của nhóm với người ngoài, áp lực về thời gian và việc không tuân theo những bước ra quyết định có căn cứ khoa học.

o Thứ nhất, tính gắn kết có thể là một yếu tố

quý giá bởi các nhóm có tính gắn kết cao

thường bàn luận nhiều hơn và đưa ra nhiều thông tin hơn so với các nhóm mà quan hệ lỏng lẻo. Nhưng tính gắn kết cũng có thể làm nản lòng ý kiến bất

đồng, vì vậy các nhà quản lý cần phải chú ý khi làm việc với một nhóm gắn kết.

o Thứ hai, các nhà quản lý nên có phong cách lãnh đạo cởi mở. Phong cách này thể hiện ở việc khuyến khích sự tham gia của những người dưới quyền, kiềm chế nêu quan điểm vào đầu các cuộc họp hoặc thảo luận, khuyến khích tất cả

các thành viên nhóm đưa ra những quan điểm khác nhau, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi đến một quyết định khôn ngoan.

o Thứ ba, các nhà quản lý nên tránh để cho nhóm tự tách mình khỏi môi trường bên ngoài. Các nhóm cách ly thường thiếu thông tin đầy đủ và tính khách quan khi ra quyết định

o Thứ tư, các nhà quản lý cần phải giảm thiểu ảnh hưởng của sự hạn chế về thời gian. Khi các thành viên nhóm cảm thấy những áp lực về thời gian đè nặng trong việc đi tới một quyết định, họ sẽ nhờđến những con đường tắt mà tất yếu dẫn đến sai lầm hay sựđồng thuận hời hợt.

o Cuối cùng, các nhà quản lý nên khuyến khích việc sử dụng các bước ra quyết

định có cơ sở khoa học. Tuân theo một phương pháp ra quyết định hợp lý sẽ

khuyến khích việc góp ý xây dựng và phân tích đầy đủ về những quyết định

được lựa chọn.

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 87 - 88)