Giám định những vi khuẩn phân lập đ−ợc bằng phản ứng sinh hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 84 - 86)

C 6H3(OH)(SO3H) 2+ HNO3 → 6H2OH(NO3) 3+ H2SO 4+ H2O Triazotedfenol

4. Kết quả và thảo luận

4.4. Giám định những vi khuẩn phân lập đ−ợc bằng phản ứng sinh hoá

phản ứng sinh hoá

Mỗi loài vi khuẩn có một số đặc tính sinh học khác nhau nh−: tính chất nuôi cấy trên các môi tr−ờng, môi tr−ờng đặc biệt, đặc tính chuyển hoá các loại đ−ờng và khả năng sản sinh ra các hợp chất sinh học trung gian khác nhau trên môi tr−ờng nuôi cấy, trong quá trình trao đổi chất...

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành giám định các loài vi khuẩn phân lập đ−ợc từ các mẫu nghiên cứu.

Sau khi cấy mẫu vào môi tr−ờng thạch thích hợp, phân lập từng loại khuẩn lạc điển hình vào thạch nghiêng, thạch máu, n−ớc thịt (tuỳ mục đích) rồi tiến hành giám định bằng các phản ứng sinh hoá.

Sau khi giám định đ−ợc vi khuẩn từ các loại khuẩn lạc khác nhau, những vi khuẩn mọc từ các mẫu nghiên cứu kế tiếp, có thể đánh giá dễ dàng đ−ợc chúng là những loại vi khuẩn nào. Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng 10 mẫu kiểm tra với mỗi khuẩn lạc và với mục đích xác định đến loài vi khuẩn.

Qua xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí từ 2 loài cá: cá trắm cỏ và cá trôi chúng tôi đã phân lập đ−ợc 7 loài vi khuẩn hiếu khí. Dựa vào các đặc điểm của các nhóm vi khuẩn phân lập đ−ợc và dựa vào bảng phân loại vi khuẩn của S.D.Millar và G.N.Frerichs (1995) [45], hệ thống phân lập của Bergey và J.Plumb chúng tôi đã b−ớc đầu xác định đ−ợc 7 loài vi khuẩn phân lập đ−ợc. Đó là Aeromonas sp, Pseudomonas sp, Salmonella sp, Staphylococcus sp,

Streptococcus sp, Bacillus sublitis, Proteus vulgaris. Tuy nhiên, chúng cũng có một số sai khác nhỏ ở một số phản ứng nh−ng không đáng kể. Kết quả phân lập đ−ợc trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả giám định một số vi khuẩn hiếu khí phân lập đ−ợc từ tổ chức cá

Đặc tính nuôi cấy và bắt màu Đặc tính sinh hoá

Nuôi cấy Các phản ứng sinh hoá

Chỉ tiêu Loại vi khuẩn Số mẫu kiểm tra Gram Mac conkey Brillian green Thạch th−ờng Thạch lỏng Glu coza Lac toza Galac toza Sacca

roza Manit VP MR Indol H2S Urê Citrat

Salmonella sp 10 - S trong Đỏ hồng Trắng đục + + - + - + - + - + - + Bacillus subtilis 10 + - - Trắng ngà - + - + + - - - Aeromonas sp 10 - Vàng nhạt - Trắng ngà + + + - - + + - + + + -+ Pseudomonas sp 10 - - - Nâu nhạt + + - - + + - - - - + + Staphylococcus sp 10 + - - Vàng thẫm - + + - + + - - - + Streptococcus sp 10 + - - Hơi xám - + + - + - + + - - - -

Bất cứ loài động vật nào cũng tồn tại một hệ vi sinh vật đặc tr−ng. Có nhiều loài vi khuẩn ký sinh trên cơ thể, trong điều kiện bình th−ờng chúng không gây bệnh, khi điều kiện môi tr−ờng thay đổi hoặc khi sức đề kháng cơ thể cá kém, chúng bội nhiễm và sẽ gây bệnh cho cá. Theo Bùi Quang Tề và ctv, 1996 - 1998 [23], cho biết ở n−ớc ao, bùn và trong cơ thể cá luôn tồn tại các loài vi khuẩn nh−Aeromonas, Pseudomonas... chúng là những vi khuẩn cơ hội, khi sức đề kháng của cá kém chúng sẽ gây bệnh cho cá. Cũng có nhiều vi sinh vật có mặt trong cơ thể cá không có ý nghĩa chức năng mà chỉ là những bạn đ−ờng ngẫu nhiên vào theo thức ăn và n−ớc uống. Sự xuất hiện của những loài vi khuẩn này với số l−ợng và tính đa dạng của nó phụ thuộc vào độ ô nhiễm của môi tr−ờng và sự có mặt của chúng trong nguồn thức ăn, n−ớc uống.

Theo L−ơng Đức Phẩm, 2000 [17]; Lê Xuân Ph−ơng, 2001 [20], ở bề ngoài của thân cá th−ờng hay gặp các loài vi khuẩn nh− Pseudomonas, Proteus, Liquefaciens. Theo Kim Văn Vạn và Ctv, 2001 [35], khi nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh cho cá ông cũng tìm thấy vi khuẩn Aeromonas sp,

Steptococcus sp trên tổ chức của cá khoẻ. Và theo kết quả đ−ợc công bố trên trang Rhttp://www.Scielo.br, ng−ời ta khảo sát trên các cơ quan của cá và nhận thấy ở đây tồn tại các loài vi khuẩn: Pseudomonas, Acinetobacter,

Aeromonas, Enterobacteriaceae, Bacillus, MicrococcusLactobacillus.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)