Sự biến động của một số chỉ tiêu lý hoá học theo độ sâu của thuỷ vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)

C 6H3(OH)(SO3H) 2+ HNO3 → 6H2OH(NO3) 3+ H2SO 4+ H2O Triazotedfenol

4. Kết quả và thảo luận

4.1.4. Sự biến động của một số chỉ tiêu lý hoá học theo độ sâu của thuỷ vực

- NH4+ trung bình đạt 0,94 ± 0,002 (mg/lít), dao động từ 0,86 đến 1,02 (mg/lít). Kết quả này gần đạt đ−ợc tiêu chuẩn cho phép. Một số thuỷ vực có hàm l−ợng NH4+ cao, đạt trên 1 (mg/lít), đây là những thủy vực nuôi trồng thuỷ sản có đầu t− và năng suất nuôi trồng cũng đạt cao hơn các thủy vực khác.

- NO2 trung bình bằng 0,00 (mg/lít), đạt chỉ tiêu cho phép.

- Hàm l−ợng muối PO43- trung bình là 0,45 ± 0,004 (mg/lít) cũng gần với chỉ tiêu cho phép (0,5 mg/lít). Điều đó, một lần nữa khẳng định các thủy vực này có mức độ dinh d−ỡng cao hơn.

- Sắt có hàm l−ợng trung bình là 0,72 ± 0,004 (mg/lít), v−ợt quá chỉ tiêu cho phép.

Qua phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu lý hoá học của n−ớc trong các thủy vực có diện tích lớn hơn 3000m2 chúng tôi thấy rằng chất l−ợng n−ớc của những thuỷ vực này cao hơn so với các thủy vực trung bình là nhỏ. Nh−ng hàm l−ợng sắt thì cũng ở mức cao, cho nên cần phải có biện pháp khắc phục để đạt hiệu quả nuôi trồng cao nhất.

4.1.4. Sự biến động của một số chỉ tiêu lý hoá học theo độ sâu của thuỷ vực vực

Khi nghiên cứu 30 thủy vực ở các môi tr−ờng nuôi trồng thuỷ sản khác nhau, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đồng thời ở hai tầng n−ớc. Tầng mặt cách bề mặt n−ớc 0,5m, tầng đáy cách đáy ao 0,5m. Kết quả phân tích mẫu n−ớc đ−ợc chúng tôi trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Biến động của một số chỉ tiêu lý, hóa theo độ sâu của ao nuôi cá (n =180) Tầng mặt - Tầng đáy Chênh lệch Chỉ tiêu Đơn vị x m X± X±mx % Nhiệt độ 0C 17.82 ± 0.093 18.64 ± 0.092 0.82 4.4 pH - 7.20 ± 0.006 6.96 ± 0.005 - 0.24 - 3.45 DO mg/l 10.55 ± 0.057 10.45 ± 0.055 - 0.1 - 0.96 COD(H+) mg/l 8.19 ± 0.028 9.13 ± 0.029 0.94 10.29 COD(OH-) mg/l 8.26 ± 0.042 9.84 ± 0.04 1.59 16.16 CO2 mg/l 5.02 ± 0.037 5.74 ± 0.042 1.72 29.96 H2S mg/l 0.06 ± 0.003 0.13 ± 0.004 0.07 53.85 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Giá t rị Nhiệt độ pH DO COD (H+) COD (OH-) CO2 H2S Chỉ tiêu Tầng mặt Tầng đáy

Biểu đồ 4.1. Biến động của một số chỉ tiêu lý, hóa theo độ sâu của ao nuôi cá (n =180)

Qua bảng 4.4 chúng tôi có nhận xét:

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình của tầng đáy cao hơn tầng mặt 0,820C. Sự khác biệt này là do sự tiếp xúc trực tiếp của tầng mặt với không khí nên nó chịu ảnh h−ởng nhiệt độ không khí nhiều hơn.

Theo Nguyễn Đức Hội (2001) [7], về mùa đông sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai tầng n−ớc không quá 10C do hiện t−ợng đối l−u nhiệt trong n−ớc, về mùa hè do không có sự đối l−u nhiệt nên sự chênh lệch này có thể lên tới 30C. Kết quả phân tích của chúng tôi đ−ợc tiến hành vào mùa đông nên hoàn toàn phù hợp với nhận định trên.

- pH: pH trung bình ở tầng mặt là 7,20 ± 0,006, trong khi đó pH tầng đáy là 6,96 ± 0,005. Tầng đáy có giá trị pH thấp hơn là do sự tích đọng các hợp chất hữu cơ, khi chúng phân huỷ yếm khí tạo ra nhiều axit làm cho pH thấp hơn. Tầng mặt do hàm l−ợng oxy cao tăng c−ờng qúa trình phân giải hoàn toàn các hợp chất hữu cơ, l−ợng axit tạo ra ít hơn nên giá trị pH cao hơn.

- DO: Hàm l−ợng oxy trung bình ở tầng mặt là 10,55 ± 0,057 (mg/lít), ở tầng đáy là 10,45 ± 0,055 (mg/lít). Sự chênh lệch về hàm l−ợng oxy giữa hai tầng n−ớc là do sự tiếp xúc của tầng mặt với môi tr−ờng không khí nên khả năng hoà tan oxy từ không khí vào cao hơn. Thời gian chúng tôi nghiên cứu là vào mùa đông, trong n−ớc luôn có sự đối l−u nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy, do vậy l−ợng oxy hoà tan giữa hai tầng chênh lệch nhau không nhiều (0,5 mg/lít). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nuôi.

- COD: ở hai môi tr−ờng axit và bazơ chúng ta đều thấy chỉ tiêu COD ở tầng đáy (COD [H+]: 9,13 ± 0,029 mg/lít; COD [OH-]: 9,84 ± 0,040 mg/lít) cao hơn ở tầng mặt (COD [H+]: 8,19 ± 0,028 mg/lít; COD [OH-]: 8,26 ± 0,042 mg/lít). Sở dĩ COD tầng đáy cao hơn là do chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật tích đọng ở đáy nhiều hơn. Sự chênh lệch này càng lớn chứng tỏ càng có nhiều

chất hữu cơ tích đọng ở đáy. Với những thủy vực này chúng ta cần có biện pháp nạo vét đáy ao, vệ sinh khử trùng sau khi thu hoạch và tr−ớc khi thả cá.

- CO2: hàm l−ợng CO2 trung bình ở tầng mặt là 5,02 ± 0,037 (mg/lít), tầng đáy là 5,7 ± 0,042 (mg/lít). Hiện t−ợng CO2 ở tầng đáy cao hơn tầng mặt cũng do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tích đọng ở đáy ao gây ra. ở

tầng mặt l−ợng CO2 đ−ợc giải phóng ra ngoài không khí nhiều nên hàm l−ợng CO2 ở đáy thấp hơn.

- H2S: hàm l−ợng H2S ở tầng đáy cao hơn ở tầng mặt rất nhiều. H2S ở tầng mặt trung bình là 0,06 ± 0,003 (mg/lít), tầng đáy là 0,13 ± 0,004 (mg/lít), hệ số biến động ở tầng mặt (67,08%) cao hơn tầng đáy (41,28%). ở tầng đáy do l−ợng chất hữu cơ tích đọng nhiều trong đó có cả các chất chứa l−u huỳnh, khi chúng phân giải tạo ra nhiều H2S. Đối với những thủy vực này chúng ta cần có những biện pháp khuấy n−ớc để cho H2S đ−ợc giải phóng ra ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)