1 89 0 2 3 4 Axit mạnh Axit yếuTrung
2.6.1. Cá trắm cỏ (Cteno pharyngodon idellus)
Là loài cá n−ớc ngọt, thuộc phân họ cá chép (Cyprinidae). Mình thuôn dài, tiết diện thân tròn; đầu ngắn, miệng rộng, hàm d−ới hơi hụt vào, mép
không sâu, miệng có hai hàm răng, hầu phát triển hình l−ỡi c−a; vây không có gai cứng; toàn thân phủ vẩy tròn khá to, màu xanh phớt vàng, l−ng xám xanh.
Cá trắm cỏ sống ở tầng giữa và tầng đáy. Bơi lội nhanh nhẹn và hay kết đàn. Ăn thực vật lớn (rau, cỏ, lá). Phân bố tự nhiên ở thuỷ vực Trung á, đồng bằng Trung Quốc, đảo Hải Nam. Việt Nam gặp cá trắm cỏ ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) năm 1940. Đến năm 1958 n−ớc ta nhập cá trắm cỏ và từ đó đ−ợc nuôi phổ biến ở n−ớc ta. ở Việt Nam trong điều kiện nuôi, trắm cỏ phát dục khi 2 - 3 tuổi, cá đực phát dục sớm hơn cá cái. Mùa sinh sản tự nhiên ở sông Hồng tháng 6 - 7. Nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ 22 - 290C, l−u tốc 1 - 1,7m/s. Trứng nổi, trôi theo dòng n−ớc rồi nở thành cá bột. Cá nuôi trong ao th−ờng phát dục sớm, đẻ sớm hơn ngoài tự nhiên. Mùa sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 8. Sau khi cho cá đẻ xong lần 1 nếu tiếp tục nuôi vỗ sau 25 - 30 ngày có thể đẻ đợt 2. Mỗi con cá cái đẻ 47.600 - 103.000 trứng/kg. Mức tiêu thụ thức ăn của cá trắm cỏ rất lớn khoảng 22,1 - 27,8% trọng l−ợng cá/ngày, trung bình cứ 40kg thực vật bậc cao sẽ cho tăng trọng 1kg cá. Cá nuôi ở ao, hồ một năm đạt 1kg, hai năm nặng 2 - 4kg. Nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, sau 3 năm có thể đạt 9 - 12 kg/con [10].