Sự biến động một số chỉ tiêu lý hoá theo thời gian trong ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 76 - 79)

C 6H3(OH)(SO3H) 2+ HNO3 → 6H2OH(NO3) 3+ H2SO 4+ H2O Triazotedfenol

4.1.5.Sự biến động một số chỉ tiêu lý hoá theo thời gian trong ngày

4. Kết quả và thảo luận

4.1.5.Sự biến động một số chỉ tiêu lý hoá theo thời gian trong ngày

Trong thuỷ vực các tính chất vật lý, hoá học, vi sinh vật học của n−ớc luôn có sự biến động, sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết. N−ớc ta là n−ớc nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ thay đổi theo từng mùa trong năm, cao nhất là vào mùa hè, thấp nhất vào mùa đông. Trong ngày, nhiệt độ cũng biến đổi rõ rệt, cao nhất vào lúc tr−a, sau đó giảm dần và thấp nhất vào sáng sớm. Nhiệt độ không khí thay đổi ảnh h−ởng đến một số chỉ tiêu lý hoá của nguồn n−ớc. Để chứng minh điều này chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích ở các thời điểm khác nhau trong ngày (sáng: 6 – 7giờ, tr−a: 11 – 12giờ và chiều: 16 – 17giờ). Kết quả đ−ợc chúng tôi trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Biến động của một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của n−ớc theo thời gian trong ngày (n = 90)

Chỉ tiêu Đơn vị Buổi sáng (6-7 h) Buổi tr−a (11 - 12 h) Buổi chiều (16 - 17 h) Nhiệt độ 0C 17.65 ± 0.105 20.25 ± 0.126 18.75 ± 0.118 pH - 7.25 ± 0.013 7.15 ± 0.015 7.05 ± 0.014 DO mg/l 9.94 ± 0.056 11.55 ± 0.059 12.55 ± 0.056 COD(H+) mg/l 9.73 ± 0.019 8.80 ± 0.016 8.13 ± 0.017 COD(OH-) mg/l 9.64 ± 0.016 8.50 ± 0.017 8.11 ± 0.019 CO2 mg/l 5.68 ± 0.058 4.75 ± 0.062 4.03 ± 0.057 0 5 10 15 20 25 Gi á t rị Nhiệt độ pH DO COD (H+) COD (OH-) CO2 Chỉ tiêu Buổi sáng Buổi tr−a Buổi chiều

Biểu đồ 4.2. Biến động của một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của n−ớc theo thời gian trong ngày (n = 90)

Qua bảng này chúng ta có nhận xét:

- Nhiệt độ: nhiệt độ của n−ớc biến động theo nhiệt độ của không khí theo ngày, nhiệt độ thấp nhất vào lúc sáng sớm (17,65 ± 0,1050C), cao nhất vào lúc tr−a (20,25 ± 0,1260+C) và giảm dần về chiều tối (18,75 ± 0,1180C). Kết quả này cho thấy nhiệt độ của n−ớc biến động ít (< 10C) trong ngày, do chúng tôi điều tra vào mùa đông nên nhiệt độ không khí ổn định hơn. Với mức biến động này không ảnh h−ởng nhiều đến đời sống của thủy sinh vật. Nếu sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày quá lớn sẽ gây stress nhiệt độ cho động vật thuỷ sinh.

- pH: qua bảng 4.5 cho thấy giá trị pH cao nhất vào lúc sáng sớm (7,25

± 0,013), sau đó giảm dần và thấp nhất vào lúc chiều tối (7,05 ± 0,014). Sự biến động của pH thấp, đây là điều kiện phù hợp với sự phát triển của thủy sinh vật.

- DO: kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy hàm l−ợng oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm (9,94 ± 0,056 mg/lít), sau đó tăng dần và cao nhất vào lúc chiều tối (12,55 ± 0,056 mg/lít).

Theo Nguyễn Hữu Thọ (2004) [31], hàm l−ợng oxy hoà tan trong ao biến đổi theo chu kỳ ngày đêm, cao nhất vào lúc 14 - 16giờ, giảm dần từ 20h, thấp nhất vào lúc rạng sáng từ 4 - 6giờ. Kết quả phân tích của chúng tôi phù hợp với nhận định trên.

Hàm l−ợng oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm là do vào ban đêm không chỉ động vật thủy sinh hô hấp lấy oxy và thải ra CO2, mà cả thực vật thủy sinh cũng hô hấp làm tiêu hao oxy trong vực n−ớc. Bên cạnh đó còn có các quá trình oxy hoá trong vực n−ớc cũng làm tiêu hao oxy. Buổi sáng, khi bắt đầu có ánh sáng mặt trời thì thực vật thuỷ sinh tiến hành quang hợp, lấy CO2 và thải ra oxy cho vực n−ớc. Vì thế, hàm l−ợng oxy tăng dần và đạt cao nhất vào lúc chiều tối.

Trong nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến hàm l−ợng oxy xuống quá thấp có thể làm cho cá chết ngạt, vì thế phải có biện pháp khắc phục bằng cách khuấy động mặt n−ớc hay phun m−a nhân tạo để bổ sung oxy hoà tan cho cá.

- COD: qua bảng 4.5 cho thấy hàm l−ợng chất hữu cơ trong thuỷ vực cao nhất vào lúc sáng (9,73 ± 0,019 mg/lít), giảm dần thấp nhất vào lúc chiều tối (8,13 ± 0,017 mg/lít). Nh− vậy, hàm l−ợng chất hữu cơ biến động ít, không ảnh h−ởng nhiều đến đời sống của thủy sinh vật.

- CO2: theo kết quả phân tích hàm l−ợng CO2 hoà tan cao nhất vào lúc sáng sớm (5,68 ± 0,058 mg/lít), giảm dần và thấp nhất vào lúc chiều tối (4,03

± 0,057 mg/lít). Vào lúc sáng sớm, hàm l−ợng CO2 hoà tan cao nhất là do vào ban đêm cả động vật, thủy sinh đều hô hấp thải ra CO2. Ban ngày do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, hấp thu CO2 và giải phóng ra oxy cho thuỷ vực nên hàm l−ợng khí CO2 trong n−ớc giảm dần và thấp nhất vào lúc chiều tối, quá trình đ−ợc lặp lại theo chu kỳ ngày.

Sự biến động của khí CO2 hoà tan theo quy luật ngày đêm ảnh h−ởng đến sự phát triển của động vật thuỷ sinh. Nếu hàm l−ợng CO2 tăng quá cao sẽ làm cho cá bị ngạt thở. Để tránh hiện t−ợng này cần phải duy trì l−ợng rong, tảo trong n−ớc với mật độ thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 76 - 79)