Các muối hoà tan trong n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 29 - 30)

1 89 0 2 3 4 Axit mạnh Axit yếuTrung

2.3.3.6. Các muối hoà tan trong n−ớc

Trong môi tr−ờng n−ớc, các muối dinh d−ỡng có chứa đạm hoà tan d−ới dạng khác nhau nh− NH4+, NO3-, NO2-. Trong đó dạng NO2- rất kém bền vững và nhanh chóng chuyển hoá thành 2 dạng kia. Hai dạng còn lại đều dễ dàng đ−ợc thực vật hấp thụ.

Nguồn gốc các muối đạm hoà tan trong n−ớc từ nitơ trong không khí khuếch tán vào n−ớc nhờ một loại vi khuẩn cố định đạm th−ờng cộng sinh ở một số thực vật phù du hoặc bèo hoa dâu. Nguồn thứ hai từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, mùn bã, xác sinh vật đã giải phóng đạm d−ới dạng muối vô cơ hoà tan. Nguồn thứ ba do con ng−ời bón phân đạm vào n−ớc.

Dạng đạm NH4+ th−ờng đ−ợc coi là dạng đầu của quá trình phân huỷ từ mùn bã hữu cơ sang vô cơ, còn dạng NO3 là dạng cuối:

Chất hữu cơ có đạm —> NH4+ —> NO2- —> NO3-

Vì vậy ta th−ờng xác định dạng NH4+ để đánh giá mức độ giàu nghèo dinh d−ỡng của môi tr−ờng n−ớc, thêm vào đó, ph−ơng pháp xác định NH4+ cũng đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn ng−ời ta phải xác định tất cả các dạng muối đạm

Trong nguồn n−ớc tự nhiên, hàm l−ợng NH4+ rất thấp, th−ờng nhỏ hơn 0.5mg/lít. ở các thủy vực nuôi cá đ−ợc chăm bón thì hàm l−ợng NH4+ biến động trong khoảng từ 0,0 - 6,0mg/lít. Nguồn n−ớc có hàm l−ợng NH4+ đạt 3,0mg/lít đ−ợc coi là giàu dinh d−ỡng, nếu lớn hơn 4,0mg/lít là bị ô nhiễm (Nguyễn Đức Hội, 2001) [7].

Dạng NO2- là sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ chứa đạm. Khi n−ớc ao đ−ợc bón phân hữu cơ, do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ mạnh nên hàm l−ợng NO2- th−ờng cao, có thể gây độc và làm chết động vật thuỷ sản. Khi ao đ−ợc quản lý chăm sóc tốt hoặc có sục khí thì hàm l−ợng NO2- luôn thấp.

Dạng NO3- là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa đạm. NO3- đ−ợc xem là yếu tố dinh d−ỡng không gây độc cho thuỷ sinh vật. Trong điều kiện yếm khí, quá trình khử nitrat xảy ra chuyển NO3- thành NO2- gây độc cho cá (Trần Văn Vỹ, Huỳnh Thị Dung, 2003) [37].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)