Đặc điểm sinh học trong n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 31 - 33)

1 89 0 2 3 4 Axit mạnh Axit yếuTrung

2.4.Đặc điểm sinh học trong n−ớc

Sống chung trong môi tr−ờng ao nuôi cá, hiện diện nhiều sinh vật khác thuộc các đại diện vi sinh vật, sinh vật nổi, sinh vật đáy… Những sinh vật này là một phần quan trọng của ao nuôi cá. Chúng có thể quan hệ có lợi hay có hại đối với cá nuôi [1].

cá. Một nhóm sinh vật khác không phải là nguồn thức ăn nh−ng lại cạnh tranh với cá và thức ăn, d−ỡng khí và môi tr−ờng sống. Một số vi sinh vật ký sinh gây dịch bệnh cho cá hoặc sống tự do trong n−ớc là địch hại của cá nuôi, quá trình chết của các loại sinh vật tạo ra l−ợng mùn bã hữu cơ trong ao. Mùn bã hữu cơ cũng vừa là thức ăn cho cá vừa là những yếu tố gây ô nhiễm môi tr−ờng ao [3].

Hiện nay, nhà n−ớc ta và ngành thuỷ sản đã ban hành các tiêu chuẩn chất l−ợng n−ớc phục vụ cho NTTS, nhằm mục đích tạo ra đ−ợc môi tr−ờng n−ớc có chất l−ợng tốt, ổn định cho các loài nuôi tăng tr−ởng nhanh mà chất l−ợng sản phẩm tốt. Nếu điều kiện môi tr−ờng n−ớc đảm bảo, các động vật th−ờng gặp rất ít trở ngại về sức khoẻ, dịch bệnh và chúng lớn rất nhanh.

Một số tiêu chuẩn chất l−ợng n−ớc NTTS (Nguyễn Đức Hội, 2001) [7].

Nhiệt độ 20 - 30

Độ trong (cm) 10 - 20

Màu Xanh nõn chuối

Độ Ph 6.5 - 8.5 Oxy (mg/lít) zs 5 - 8 CO2 (mg/lít) 3 - 10 NH4+ (mg/lít) 1 PO43- (mg/lít) 0.5 Fe tổng số (mg/lít) <0.3 Độ cứng (mg/lít) 5 - 10 (90 - 180 mg CaCO 3) COD (mgO2/lít) 10 - 20 BOD (mgO2/lít) 5 - 10 H2S (mg/lít) 0.0 2.4.1. ảnh h−ởng của tính chất n−ớc đến cá

n−ớc hay nói một cách khác n−ớc là môi tr−ờng sống của cá. Cá muốn sống đ−ợc cần phải có môi tr−ờng tốt, đồng thời chúng phải có khả năng thích ứng với môi tr−ờng. Nếu môi tr−ờng sống của cá xảy ra những thay đổi không thuận lợi cho chúng, những con nào thích ứng đ−ợc sẽ duy trì đ−ợc cuộc sống, những con nào không thích ứng đ−ợc sẽ mắc bệnh và chết.

Môi tr−ờng sống là một trong ba nhân tố gây bệnh của động vật thuỷ sản. Ba nhân tố gây bệnh đó là: môi tr−ờng sống, tác nhân gây bênh, ký chủ.

ảnh h−ởng của mỗi yếu tố là khác nhau, nh−ng mầm bệnh chỉ phát triển thành bệnh khi có một mối quan hệ đầy đủ giữa chúng.

Theo Rodger và Burke (1981), bệnh th−ờng xuất hiện vào đầu mùa m−a và vào thời kỳ mùa m−a kéo dài làm thay đổi chất l−ợng n−ớc. Do đó, tác giả đ−a ra kết luận “ bệnh có tính đặc tr−ng theo mùa” [33].

Theo Zonglin cho rằng nhiệt độ khoảng 250 C là nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh tr−ởng và phát triển của vi khuẩn. Hàm l−ợng độc tố của vi khuẩn trong thời điểm này cũng là cao nhất. ở Trung Quốc t− tháng 5-7 khi nhiệt dộ n−ớc khoảng 24-270C, cá trắm cỏ bị nhiễm bệnh và lan rộng với tỷ lệ nhiễm cao [61].

Tại hội thảo về bệnh và quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản tổ chức tại Nam Triều Tiên năm 1990, tuy ch−a tìm ra đ−ợc yếu tố môi tr−ờng nào có liên quan trực tiếp đến dịch bệnh nh−ng các chuyên gia đều cho rằng tình trạng ô nhiễm n−ớc dẫn đến thực vật phù du nở hoa, hàm l−ợng oxy hoà tan giảm... là những nguyên nhân quan trọng gây giảm sức đề kháng của cá. Chính vì vậy, việc quản lý chất l−ợng n−ớc tốt có thể giảm hoặc hạn chế đ−ợc sự phát triển của dịch bệnh [60].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Trang 31 - 33)