1 89 0 2 3 4 Axit mạnh Axit yếuTrung
2.6.5. Cá mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandii)
Là loài cá n−ớc ngọt thuộc phân họ cá mè (Hypophthalmichthini), họ cá chép. Thân dẹt, phủ vẩy màu trắng bạc, l−ng xám xanh. Đầu không lớn lắm, mắt ở thấp, mõm tù, miệng hơi h−ớng lên trên, l−ợc mang cá phát triển.
Tr−ớc đây cá mè trắng đ−ợc phân bố rộng ở hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, là loài cá điển hình của miền Bắc Việt Nam. Hiện nay loài này không còn thuần chủng nữa [4].
Cá sống ở tầng giữa và tầng trên, sống thành đàn trên sông, hồ. Khi cá tr−ởng thành vào mùa phát dục cá th−ờng di c− tới th−ợng nguồn sông, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để sinh sản. Cá thành thục sinh dục lúc 3 tuổi, cá đực thành thục sớm hơn, khoảng 2 tuổi. Trong điều kiện nuôi d−ỡng tốt, tuổi thành thục sinh dục của cá sớm hơn. Cá phát dục mạnh nhất vào tháng 5,
tháng 6, sang tháng 7 giảm dần. Cá nuôi trong ao phát dục từ tháng 4 đến tháng. Các cá thể trong một đàn th−ờng phát dục không đều nhau (từ tháng 4 đến tháng 9), mỗi năm phát dục 2 đến 3 lần [10].
Cá mè là cá ăn nổi: ăn thực vật nổi, một ít động vật nổi và mùn bã hữu cơ. Đây là loài cá nuôi chủ yếu ở Việt Nam, cá sinh tr−ởng nhanh cho năng suất cao, dễ đánh bắt. Trong điều kiện môi tr−ờng ao tốt, thức ăn đầy đủ, mật độ và tỷ lệ ghép thích hợp sau 10 tháng nuôi đến 1 năm tuổi cá có thể đạt từ 0,5 - 0,9 kg/con. Trong một chu kỳ nuôi cá thịt từ 1 đến 2 năm, cá lớn nhanh nhất từ tháng 4 đến tháng 10, nếu tính tốc độ sinh tr−ởng cho cả vòng đời thì cá mè trắng lớn nhanh nhất vào năm thứ 2.