Biều đồ 3.1: Nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 81 - 124)

Qua Biều đồ 3.1 cho thấy tất cả các nhân tố đều đạt trị số trung bình vừa phải, đều dưới 5 điểm. Điều đó cho thấy tất cả các nhân tố này đều có ảnh hưởng tương đối lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình.

Nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình chính là biến số X3 – Công tác thông tin, kiểm tra, giám sát dự án (giá trị trung bình là 4,9). Qua điều tra cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát và sự minh bạch có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, đây cũng là vấn đề chung của chi tiêu công, khi mà

4,89 4,54

4,90

1 2 3 4 5 6 7

X3 - Công tác thông tin, kiểm tra,

giám sát các dự án

Thang điểm Likert từ 1 (thấp nhất) đến 7 (cao nhất) X2 – Quá trình triển khai thực hiện các dự án X1 –Công tác điều tra, lập kế hoạch và dự toán

tính thiếu trách nhiệm, vụ lợi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Tăng cường kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa là vấn đề hết sức cấp bách mà chính quyền, cơ quan quản lý chương trình cần có những chính sách và biện pháp mạnh mẽ hơn, đặc biệt, chú trọng nâng cao sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình quản lý, sử dụng vốn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.

Nhóm nhân tố có ảnh hưởng thứ hai là biến số X1 – Công tác điều tra, lập kế hoạch và dự toán các dự án (giá trị trung bình là 4,89). Đây là nhóm nhân tố tác động đến việc phân bổ nguồn lực, việc có quá trình điều tra, khảo sát và xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách một cách kỹ lưỡng, khoa học sẽ làm cho việc phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý hơn, từ đó, làm cho công tác triển khai thực hiện sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người được phỏng vấn và theo thang điểm trị số trung bình thì nhóm nhân tố này vẫn đạt chất lượng thấp, nhất là công tác điều tra, khảo sát không cụ thể, dẫn tới sự thiếu hợp lý, đồng bộ khi phân bổ nguồn lực và triển khai thực hiện, vì vậy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan cần có biện pháp điều chỉnh, nâng cao chất lượng của công tác này.

Nhóm nhân tố có ảnh hưởng thứ ba là biến số X2 – Quá trình triển khai thực hiện các dự án (giá trị trung bình là 4,54).

Việc triển khai thực hiện các dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế sẽ đảm bảo cho việc đưa vào sử dụng, khai thác một cách sớm nhất và có hiệu quả nhất. Theo đánh giá của người được phỏng vấn và giá trị trung bình mean, công tác này vẫn còn nhiều khiếm khuyết, trong đó, đáng chú ý là việc thực hiện chương trình không phù hợp với kế hoạch giảng dạy, thi công trong thời gian dạy và học, thiết bị cung cấp không đúng lịch môn học, chất lượng công trình và thiết bị còn thấp và thiếu sự đồng bộ; mức độ đầu tư quá hạn hẹp so với nhu cầu...

3.3.3.6. Các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình

Bảng 3.19: Bảng tổng hợp các tồn tại, vướng mắc chủ yếu trong quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình

Các tồn tại, vướng mắc chủ yếu Số quan sát %

1. Công tác nghiệm thu, quyết toán và thông tin về

công trình chưa tốt 7 14

2. Chất lượng giáo viên, học sinh thấp 6 12

3. Thời gian triển khai chậm, không phù hợp với kế

hoạch giảng dạy 8 16

4. Đầu tư công trình, thiết bị không đủ, không đồng

bộ 11 22

5. Chất lượng công trình, thiết bị chưa được tốt 8 16 6. Kinh phí bảo dưỡng thiết bị, tập huấn, thay sách…

không đủ 10 20

Tổng 50 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Thông tin thu được từ Phiếu điều tra cho thấy trong số các câu trả lời đối với câu hỏi mở về những tồn tại và vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình được tập trung vào 6 vấn đề chủ yếu như đã được trình bày tại Bảng 3.19. Qua tổng hợp cho thấy như sau:

Ý kiến của người được phỏng vấn tập trung nhiều nhất với tỷ lệ 22% cho rằng đầu tư công trình, thiết bị không đủ, không đồng bộ. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề: nguồn vốn để đầu tư công trình quá thấp dẫn đến không xây đủ phòng học mới cho học sinh, phải dùng thêm phòng học cũ; quá trình khảo sát tại các đơn vị cơ sở chưa đầy đủ, dẫn đến việc đầu tư không đồng bộ, đầy đủ; trang thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đầu tư đồng bộ.

Có 20% ý kiến về kinh phí bảo dưỡng thiết bị, tập huấn, thay sách… không đủ: đầu tư máy vi tính cho trường nhưng không có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng dẫn đến máy

bị xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng rất nhiều; kinh phí hỗ trợ giáo viên để nâng cao trình độ, thay sách giảng dạy không đủ dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao.

Thứ ba là các ý kiến về thời gian triển khai chậm, không phù hợp với kế hoạch giảng dạy, với 16%. Các ý kiến tập trung cho rằng các dự án triển khai rất chậm, thiếu đồng bộ và đầu tư dàn trải gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và giảng dạy của trường; công tác cung cấp thiết bị giảng dạy cũng rất chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng với 16% là các ý kiến về chất lượng công trình, thiết bị: chất lượng của cơ sở hạ tầng kém; một số thiết bị dạy học chất lượng kém, đo không chính xác,...

Ý kiến khác là về công tác nghiệm thu, quyết toán chưa tốt chiếm tỷ lệ 14%. Các ý kiến cho rằng việc kiểm tra nghiệm thu giai đoạn không chính xác; khi quyết toán nguồn vốn trường không được biết, thiếu minh bạch.

Cuối cùng là các ý kiến với tỷ lệ 12% về chất lượng đầu vào của giáo viên (bằng cấp không thực chất), học sinh thấp (do sức ép phổ cập giáo dục tiểu học). Các ý kiến cho rằng do giáo viên, học sinh chưa có đủ kiến thức để cập nhật chương trình giảng dạy và sử dụng các thiết bị dạy học nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chương trình.

Tóm lại, giai đoạn 2002-2006, Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo một cách đúng đắn, hiệu quả và hợp lý nhất. Vì vậy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được nâng cao về số lượng, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân, qua đó, tạo công bằng trong phân bổ nguồn ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quá trình quản lý và sử dụng vốn cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, làm cho hiệu quả không đạt như kỳ vọng, đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp và kịp thời.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NAY ĐẾN NĂM

2010

4.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010

4.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

4.1.1.1. Bối cảnh

Sau nhiều nỗ lực đầu tư, nền kinh tế - xã hội Quảng Bình đã có những bước chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp,.... [38]; hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo,... có nhiều tiến bộ, đời sống người dân được nâng lên đáng kể.

Cùng với những kết quả đó, các điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên,... là cơ sở, nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, dù đạt tốc độ tăng trưởng cao, do xuất phát điểm thấp nên quy mô nền kinh tế vẫn rất nhỏ, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước; địa bàn trải rộng nên khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng tương đối cao. Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi, hạn chế về trình độ, nguồn lực tài chính của chính quyền địa phương cũng như của người dân sẽ là trở ngại chính cho quá trình phát triển.

4.1.1.2. Định hướng, mục tiêu

Trong bối cảnh đó, mục tiêu của tỉnh là: "phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, đưa tỉnh ta thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ môi trường; cải thiện căn bản đời sống nhân dân" [16].

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân: 11-12%/năm - Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng: 20-21%/năm - Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng: 4 - 4,5%/năm - Giá trị các ngành dịch vụ tăng: 11-12%/năm Đến năm 2010:

- Cơ cấu kinh tế:

+ Công nghiệp - xây dựng: 40%

+ Dịch vụ: 40%

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 20%

- Thu ngân sách trên địa bàn: 1.000 tỷ đồng

- 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 50 - 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học;

- 90% dân cư đô thị và 70% dân cư nông thôn được dùng nước sạch; - 100% trạm y tế cấp xã có bác sĩ, 70% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 18-20%.

Để thực hiện được những mục tiêu này, rõ ràng, việc huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là thách thức không nhỏ.

4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo

4.1.2.1. Định hướng

Tiếp tục đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng hiệu

quả giáo dục - đào tạo, xây dựng nền giáo dục chuẩn hoá, hiện đại hóa và xã hội hóa. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia học tập nâng cao trình độ và hiểu biết, để không ngừng cải thiện đời sống; hướng tới xây dựng xã hội học tập, trong đó mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu tiên nâng tao chất lượng đào tạo nhân lực, chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi,công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển lực lượng lao động có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010, trong đó qua đào tạo nghề 22% [41].

4.1.2.2. Mục tiêu đến năm 2010

- Huy động trẻ dưới 2 tuổi vào nhà trẻ đạt 20%; trẻ từ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 70%, trong đó, trẻ 5 tuổi đạt 98%. Giảm tỉ 1ệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống còn dưới 10%. Đạt 100% số lớp thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non.

- Củng cố vững chắc kết quả PCGDTH-CMC, hoàn thành PCGDTHĐĐT cho các xã còn lại, tăng tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%; 100% học sinh TH được học 2 buổi/ngày; có 70% học sinh được học tin học, 100% học sinh được học ngoại ngữ; 30% trường TH được nối mạng Internet. Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỉ lệ 50% - 60% vào năm 2010.

- Giữ vững và phát triển kết quả PCGDTHCS; phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn PCGDTHCS, 50% - 60% xã, phường, thị trấn và thành phố Đồng Hới đạt chuẩn PCGDTHPT. Tăng tỉ 1ệ học sinh trong độ tuổi vào THCS lên 98%, THPT lên 80%. Giữ vững tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT là 70% - 75%, trong đó tỉ lệ học sinh ngoài công lập là 35% - 40%.

- Từ nay đến năm 2010 có 18% - 20% trường MN, 75% - 80% trường TH, 45%- 50% trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia; có 80% số phòng học kiên cố, tất cả các trường THCS và THPT có phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện.

- Tăng quy mô đào tạo TCCN bình quân 15%/năm, tập trung các ngành nghề phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thu hút một bộ phận học sinh sau THCS vào các trường nghề. Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh TCCN ngoài công lập đạt 28% - 30%.

- Thực hiện đa dạng hóa các phương thức dạy nghề, nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo vào năm 2010 là 40%, trong đó qua đào tạo nghề 1à 22%. Để đạt được mục tiêu đó, bình quân mỗi năm cần đào tạo khoảng 12.000 người, trong đó qui mô đào tạo nghề trong tỉnh từ 10.000 đến 11.000 người/năm (đào tạo nghề dài hạn 1.000- 1.500 học sinh/năm, đào tạo nghề ngắn hạn 9.000-9.500 học sinh/năm), số còn lại đào tạo ngoài tỉnh và các hình thức khác (1.000-2.000 học sinh/năm).

- Chú trọng phát triển quy mô giáo dục đại học trên cơ sở đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế hội nhập toàn cầu; phấn đấu nâng tỷ lệ sinh viên CĐ, ĐH đạt 180-200/1vạn dân (sinh viên CĐ, ĐH ngoài công lập đạt từ 38% - 40%).

- Thực hiện ''Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015'' của Chính phủ và Đề án "Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010" của UBND tỉnh; thành lập Trung tâm học tập cộng đồng ở 100% xã phường, thị trấn; thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xóa mù chữ, phát triển giáo dục bổ túc, góp phần củng cố kết quả PCGDTHCS; thực hiện PCGD THPT ở những nơi có điều kiện; phát triển các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa theo nhu cầu xã hội.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, trong đó có 30% giáo viên mầm non, 45%-50% giáo

viên TH, 35% giáo viên THCS, 10%-15% giáo viên THPT, TCCN đạt trình độ trên chuẩn, 60%-70% giảng viên trường ĐH Quảng Bình có trình độ thạc sĩ trở lên, trong

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 81 - 124)