Ảnh 1: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 33 - 45)

chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A nối liền với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua trung tâm Thành phố Đồng Hới. Sân bay Đồng Hới được khôi phục, xây dựng lại và hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 6/2008.

Với những đặc diểm điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Bình là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam Bắc. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá đa dạng phong phú, đặc sắc cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 65.079 ha chiếm 8,1%

- Đất lâm nghiệp: 503.227 ha chiếm 62,5%

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.767 ha chiếm 0,2%

- Đất chuyên dùng: 23.980 ha chiếm 3%

- Đất ở: 4.292 ha chiếm 0,5%

- Đất chưa sử dụng: 206.841 ha chiếm 25,7% Trong diện tích đất tự nhiên có gần 170.000 ha đất vùng gò đồi, phù hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong 206.841 ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi có khoảng 125.000 ha. Đây là địa bàn để phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và phân bổ các cơ sở công nghiệp mới. Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha mặt nước lợ, nước ngọt chưa được khai thác, sử dụng.

b) Tài nguyên rừng

Quảng Bình có diện tích đất có rừng 491.300 ha, độ che phủ rừng là 62,5%, trong đó rừng tự nhiên có trên 440.000 ha, rừng trồng gần 40.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3, trong đó:

- Rừng giàu có khoảng 13,4 triệu m3 gỗ, chủ yếu phân bổ ở vùng núi cao. - Rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3 gỗ.

- Rừng nghèo có khoảng 5 triệu m3 gỗ. - Rừng phục hồi có khoảng 2,6 triệu m3 gỗ.

Có khoảng 250 loại lầm sản, nhiều loại gỗ quý hiếm như mun, lim, gụ, lát, trầm… Lâm sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song, mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Đã phát hiện thêm cây bách xanh với số lượng khá lớn, có trong sách đỏ của thế giới.

Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

c) Tài nguyên biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km, với vùng đặc quyển kinh tế khoảng 20.000 km2. Có 5 dòng sông chính tạo nguồn cung cấp phù sa, sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 hòn đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có những bãi tắm đẹp là một thế mạnh để kết hợp phát triển kinh tế. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở Việt Nam, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang…

d) Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, được phân bố nằm rải rác ở các huyện. Tài nguyên khoáng sản có 02 nhóm:

- Nhóm khoáng sản kim loại: có nhiều loại như sắt, chì, kẽm, vàng… nhưng trữ lượng thấp và phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: than bùn, đá vôi, cao lanh, cát thạch anh có trữ lượng lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói.

đ) Tài nguyên sông ngòi

Quảng Bình có 5 con sông chính, tính từ Bắc vào Nam: sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Tất cả các con sông ở Quảng Bình đều có chung đặc điểm là ngắn và dốc (sông dài nhất là sông Gianh với chiều dài 138 km, sông ngắn nhất là sông Lý Hoà có chiều dài 22 km), diện tích lưu vực các sông

bé. Hệ thống sông ngòi ở Quảng Bình có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là:

- Sông ngòi cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Với tổng diện tích lưu vực 7.977 km2, sông ngòi là nơi tạo ra nguồn sinh thuỷ lớn và cung cấp nước cho mọi nhu cầu của đời sống xã hội.

- Sông ngòi phục vụ giao thông vận tải.

- Sông ngòi tạo nguồn trữ năng cho các công trình thuỷ điện. Theo tính toán, tổng trữ năng lý thuyết có 561.900 kw, trữ năng kỹ thuật 237.200 kw, trữ năng về kinh tế 118.600 kw. Có khả năng bố trí 5 công trình: Rào Trổ 25.000 kw; Rào Nan 46.000 kw; Long Đại 56.000 kw; Bang 10.000 kw, Vực Tròn 1.000 kw.

e) Tài nguyên du lịch

Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả 3 chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không đa dạng như các vùng khác trong nước, nhưng có tính độc đáo về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên.

Về văn hoá lịch sử có: đường mòn Hồ Chí Minh; Thành luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình quan; Di tích Trịnh - Nguyễn phân tranh và nhiều di tích khác như khu di tích Xuân Sơn, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559, di tích Bàu Tró…

Về du lịch danh thắng có các điểm nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như: cửa Nhật Lệ, cảng Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, khu du lịch Sun Spa Resoft…

Trong các danh thắng thiên nhiên, động Phong Nha bao gồm một hệ thống hang động, được Hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Du lịch ra nước ngoài có thể qua cửa khẩu Cha Lo trên quốc lộ 12A sang Lào và Thái Lan. Đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình được phân thành 02 nhánh: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn là một lợi thế để phát triển kinh tế và phát triển du lịch.

2.1.2.2. Nguồn nhân lực

Theo xu hướng phát triển dân số của cả nước nói chung, qua các thời kỳ lịch sử, tình hình dân số Quảng Bình có sự thay đổi về tốc độ phát triển, về tỷ lệ tăng tự nhiên cũng như cơ cấu dân số và phân bố dân cư trên địa bàn.

Dân số Quảng Bình tính đến năm 2006 là 846.020 người trên diện tích 8.055 km2. Trong đó có hơn 17 vạn người thuộc các dân tộc ít người. Mật độ dân số bình quân 104 người/km2, trong đó có khoảng 14% sống ở thành thị và 86% sống ở nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,034%. [14] [37].

Bảng 2.1 Tình hình dân số Quảng Bình từ 2002 – 2006

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng dân số 814.990 823.804 831.583 838.650 846.020

Phân theo giới tính

- Nam 402.763 407.452 411.299 414.800 418.385

- Nữ 412.277 416.352 420.284 423.850 427.635

Phân theo khu vực

- Thành thị 102.987 108.558 115.159 117.462 120.300

- Nông thôn 712.003 715.246 716.424 712.188 725.720

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006)

Sự phát triển về dân số dẫn đến có sự tăng nhanh về nguồn lao động. Trong giai đoạn 2002-2006, do quy mô dân số tiếp tục tăng, dân số đang có xu hướng trẻ hoá cho nên số lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, bổ sung vào lực lượng lao động dồi dào.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật tăng. Số lao động trẻ có trình độ văn hoá chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 11,38% năm 1996 lên 17,8% năm 2002; 20% năm 2005 và 21,3% năm 2006 [37], [41].

Đa số cán bộ, viên chức, công nhân được đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, bản lĩnh chính trị vững vàng. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp, các

ngành từng bước được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị. Lực lượng lao động một số ngành, lĩnh vực từng bước được chuẩn hoá. Một bộ phận lao động nông thôn bước đầu có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế – xã hội

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát huy các nguồn lực và có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2002 -2006 đạt trên 8,85%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, các khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp, cảng biển. Các lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống nhân dân nói chung và những vùng khó khăn từng bước được cải thiện; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc lạc quan, được thể hiện trên các lĩnh vực sau:

- Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, đã chú trọng trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt, ngoài cây lương thực tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, lạc… cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

- Lâm nghiệp: đã tập trung vào đầu tư xây dựng vốn rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phần lớn diện tích rừng, đát rừng được giao cho các đơn vị, các tổ chức và cá nhân quản lý nên được bảo vệ chặt chẽ hơn, hạn chế được tình trạng khai thác trái phép, đốt phá rừng.

Bảng 2.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng giá trị sản

phẩm 2.785.388 3.166.718 3.810.633 4.541.235 5.478.341 1. Nông, lâm, ngư

nghiệp 962.901 1.065.932 1.237.444 1.349.891 1.528.077 - Nông nghiệp 692.136 721.629 770.744 806.513 851.689 - Lâm nghiệp 83.637 129.622 210.366 257.528 344.009 - Thuỷ sản 187.128 214.681 256.334 285.850 332.379 2. Công nghiệp và XD 764.893 915.480 1.139.954 1.455.617 1.841.537

- Công nghiệp khai thác

34.852 45.062 42.570 63.350 72.825 - Công nghiệp chế biến 434.556 518.785 638.456 816.450 1.070.843 - SX phân phối điện

nước 63.317 76.293 88.726 109.457 148.867 - Xây dựng 232.168 275.340 370.202 466.360 549.002 3. Dịch vụ 1.057.594 1.185.306 1.433.235 1.735.727 2.108.727 - Thương nghiệp 226.498 259.439 324.927 361.793 451.198 - Tài chính, tín dụng 45.217 53.471 68.051 86.502 104.597 - Khác 785.879 872.396 1.040.257 1.287.432 1.552.932

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006)

- Thuỷ sản: Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm tăng 9,05%. Diện tích nuôi trồng hiện có 2.275 ha; trong đó thuỷ sản nước lợ có 1,128 ha đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp có quy mô lớn như: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Phú, Phú Trạch, Bảo Ninh… Cơ sở phục vụ chế biến thuỷ sản phát triển nhanh, ngoài ba cơ sở Nhà nước quản lý có công suất 2.100 tấn/năm còn có hàng trăm cơ sở chế biến của các thành phần kinh tế khác.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: đã có bước phát triển quan trọng, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đã được hình thành và đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Chalo… nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18-20%.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp vật liệu xây dựng, công

nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản… Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển, nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, tổ hợp tác tập trung phát triển sản xuất ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ hải sản, xây dựng, phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Thương mại: phát triển khá về số lượng, đa dạng về thành phần, ngành nghề phục vụ và phủ kín hầu hết các địa bàn dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

- Kinh tế đối ngoại: được tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả. Tuy vậy, do đặc điểm của tỉnh có nhiều khó khăn nên ít thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu công nghiệp, các lĩnh vực về du lịch, dịch vụ…

- Du lịch: có bước phát triển tích cực và ngày càng thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã quan tâm ĐTPT hạ tầng các khu du lịch, mở thêm tour, tuyến nên lượng du khách đến tỉnh ngày càng đông.

- Dịch vụ vận tải: ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô.

- Hoạt động tài chính, ngân sách: có nhiều tiến bộ. Thu ngân sách tăng khá, tỷ lệ huy động đạt 100% GDP. Chi ngân sách được điều hành khá chặt chẽ, đúng quy định, ưu tiên chi ĐTPT. Tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế có tăng.

- Hoạt động tín dụng, tiền tệ: đã góp phần tích cực làm tăng nguồn lực tài chính. Các tổ chức tài chính, tín dụng đã có nhiều biện pháp để khai thác nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, phục vụ cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tích cực khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho ĐTPT. Tuy vậy, do nguồn lực hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư chưa đủ sức cơ cấu lại ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Mạng lưới điện: phát triển khá, đến nay mạng lưới điện đã phủ gần kín các xã, phường, vùng sâu, vùng xa.

- Bưu chính, viễn thông: tiếp tục được hiện đại hoá một cách đồng bộ. Bình quân có 5,9 máy điện thoại cố định và 1,9 máy điện thoại di động trên 100 dân. Tỷ lệ số người dân được xem truyền hình, nghe Đài tiếng nói Việt Nam tăng dần, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.

- Các công trình hạ tầng cơ sở: được đầu tư xây dựng trong các năm gần đây

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w