Ảnh 2: Học sinh Trường THCS Xuân Trạch, Bố Trạch trong giờ học toán ngoài trời với thiết bị được cung cấp từ chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 50 - 55)

b) Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng và chủ yếu trong việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

Như đã phân tích ở trên, chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm duy trì hoạt động của hệ thống, chi XDCB từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường cơ sở vật chất; trong khi đó, chi phục vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ yếu được đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua các hoạt động đào tạo, tập huấn. Giai đoạn 2002-2006, đã bồi dưỡng về thay sách giáo khoa cho 10.926 lượt giáo viên, mua 3.482 bộ sách giáo viên (chi tiết phần này có thể tham khảo tại phụ lục 1 của luận văn), hỗ trợ nâng cao năng lực qua bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo chuẩn hóa giáo viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm (nay là Đại học Quảng Bình), vì vậy, góp phần quyết định đối với sự phát triển trình độ đội ngũ giáo viên trong thời gian qua.

Bảng 3.6 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của Quảng Bình giai đoạn 2002-2006

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 20022003 20032004 20042005 20052006 20062007

1. Mầm non: Đạt chuẩn 68,0 70,2 75,0 79,3 84,9

Trong đó: Trên chuẩn 1,67 6,1 10,1

2. Tiểu học: Đạt chuẩn 96,1 96,0 98,0 96,5 98,2

Trong đó: Trên chuẩn 13,34 26,3 34,4

3. THCS: Đạt chuẩn 82,0 87,0 92,0 91,7 93,6

Trong đó: Trên chuẩn 17,3 17,3 26,2 28,0

4. THPT: Đạt chuẩn 94,7 95,6 96,0 95,4 98,5

Trong đó: Trên chuẩn 1,3 1,3 1,1 2,3

5. TCCN: Đạt chuẩn 100,0 100,0

Trong đó: Trên chuẩn 3,2 8,0 8,0 10,0

6. Đại học: Đạt chuẩn 100,0 100,0

Trong đó: Trên chuẩn 40,0

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Nếu như năm học 2002-2003, chỉ có giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông đạt chuẩn đào tạo từ 68% (mầm non) đến 96,1% (tiểu học) thì đến năm học 2006-2007 tất cả các cấp đều đạt chuẩn với tỷ lệ từ 84,9% (mầm non) đến 100%

Tại thời điểm năm học 2006-2007, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên của cả nước ở 3 cấp giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt là 97,04%, 96,84%, 97,63% [46]. Như vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên ở cấp trung học cơ sở của Quảng Bình thấp hơn và tỷ lệ ở 2 cấp còn lại tốt hơn của cả nước.

Những thay đổi tích cực về chất lượng đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh Quảng Bình.

c) Dựa trên tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, các chỉ số về điều kiện để phát triển giáo dục được cải thiện

Thông qua việc tăng số phòng học, giáo viên, ngành giáo dục - đạo tạo Quảng Bình có điều kiện để điều chỉnh tỷ lệ giữa học sinh, giáo viên, lớp, phòng học một cách hợp lý hơn, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Số liệu tại Bảng 3.7 cho thấy tất cả các chỉ số về điều kiện phát triển giáo dục trong giai đoạn 2002-2006 đều được cải thiện mạnh mẽ, nguyên nhân chủ yếu do số phòng học và đội ngũ giáo viên tăng nên đã điều chỉnh tăng số lớp học và làm thay đổi căn bản các chỉ số; riêng bậc tiểu học, số lượng giáo viên và học sinh đều giảm nhưng số phòng học và lớp học tăng lên làm cho các chỉ số được cải thiện tốt nhất; đối với bậc trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh/lớp học vẫn cao hơn quy định.

So với cả nước, tỷ lệ lớp/phòng học của bậc tiểu học Quảng Bình tốt hơn (0,95 so với 1,11), tuy nhiên, bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông kém hơn nhiều (lần lượt là 1,91 so với 1,06 và 1,78 so với 1,21); tỷ lệ giáo viên/lớp của bậc trung học cơ sở tốt hơn (1,91 so với 1,90), tỷ lệ của 2 cấp học còn lại kém hơn [46]. Vì vậy, trong thời gian tới, Quảng Bình cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng phòng học và tăng số lượng giáo viên một cách hợp lý hơn.

Bảng 3.7 Các chỉ số về điều kiện phát triển để giáo dục

TT Chỉ tiêu Định mức Năm 2002-2003 Năm 2006-2007 Tăng (+), Giảm (-)

1 Tỷ lệ học sinh/giáo viên Tiểu học 29,2 27,0 21,0 -6,0 Trung học cơ sở 23,7 22,2 19,9 -2,3 Trung học phổ thông 20,0 28,2 25,6 -2,6 2 Tỷ lệ học sinh/lớp Tiểu học 35 30,7 26,1 -4,6 Trung học cơ sở 45 40,8 38,1 -2,7 Trung học phổ thông 45 47,4 45,8 -1,6 3 Tỷ lệ giáo viên/lớp Tiểu học 1,2 1,14 1,24 +0,10 Trung học cơ sở 1,9 1,84 1.91 +0,07 Trung học phổ thông 2,25 1,68 1,78 +0,10 4 Tỷ lệ lớp/phòng học Tiểu học 1,24 0,95 -0,29 Trung học cơ sở 1,26 1,07 -0,19 Trung học phổ thông 1,54 1.45 -0,09

(Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Niên giám Thống kê)

d) Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần

củng cố, mở rộng và hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân

Sự đầu tư từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Dự án Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các

trường sư phạm đã giúp cho Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình được nâng cấp thành Đại học Quảng Bình vào tháng 10/2006, tạo nên hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo được hoàn chỉnh từ cấp mầm non đến đại học. Bên cạnh đó, cùng với một số nguồn vốn khác, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ để xóa xã trắng về giáo dục mầm non và tiểu học, tạo nên mạng lưới trường, lớp đến tất cả các xã, phường, thị trấn (số liệu tại Bảng 3.8).

Bảng 3.8 Mạng lưới giáo dục – đào tạo của Quảng Bình giai đoạn 2002-2006

Đơn vị tính: trường-cơ sở

TIÊU CHÍ 20022003 20032004 20042005 20052006 20062007

MẠNG LƯỚI: 635 709 765 774 772

1. Giáo dục mầm non

Số trường, cơ sở mầm non 183 184 189 189 183

2. Giáo dục phổ thông 436 436 434 429 428 Tiểu học 248 243 240 234 231 PTCS 11 11 12 12 14 THCS 142 144 144 144 144 Phổ thông C2&3 5 5 6 6 6 THPT 23 26 26 27 27 Trung tâm KTTH-HN 7 7 6 6 6 3. GD CN - CĐ, ĐH 4 4 4 4 4

Trung cấp chuyên nghiệp 3 3 3 3 3

CĐ, ĐH 1 1 1 1 1

4. Giáo dục thường xuyên 12 85 138 152 157

TT GDTX huyện, tỉnh 8 8 8 8 8

TT tin học - ngoại ngữ 3 5 5 6 6

TT tập cộng đồng 1 72 125 138 143

Ảnh 3: Trường THCS TT Nông trường Lệ Ninh do vốn chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w