Bảng 1.2 – Các giá trị biên để tính GDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 29 - 37)

Tuổi thọ bình quân của nữ (năm) 87,2 27,5

Tuổi thọ bình quân của nam (năm) 82,5 22,5

Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0

Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (%) 100 0

GDP kỳ vọng ước tính (USD PPP) 40.000 100

(Nguồn: Báo cáo Phát triển con người Việt Nam 1999-2004,

Những thay đổi và xu hướng chủ yếu)

Bước 2: Xác định các chỉ số phân bổ công bằng thành phần trên cơ sở các chỉ

số thành phần cho riêng nữ và nam ở Bước 1 để phản ánh chênh lệch giữa nam và nữ: Chỉ số phân bổ công bằng = {[tỷ lệ dân số nữ(chỉ số nữ1- € )] +

+ [tỷ lệ dân số nam(chỉ số nam1- € )]}1/1-€ (2.3.1) Trong đó: € là hệ số phản ánh mức độ thiệt hại (về phương diện phát triển con người) mà xã hội phải gánh chịu do sự bất bình đẳng (€ áp dụng cho VN = 2).

Bước 3: Tính GDI bằng cách tổng hợp các chỉ số phân bổ công bằng thành

một giá trị bình quân phi gia quyền.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.4.1 Công tác xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách

Việc xác lập các mục tiêu đúng đắn, các nhiệm vụ cụ thể, kế hoạch thực hiện phù hợp và nguồn tài trợ khả thi là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình, công tác này phải đảm bảo:

- Phù hợp với môi trường, bối cảnh và gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Xác định một số mục tiêu, kết quả chủ yếu và thứ tự ưu tiên thực hiện phù hợp với nhiệm vụ và sự hạn chế các nguồn lực, trong đó, có nguồn lực tài chính;

- Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách phải hướng đến đạt được các mục tiêu, kết quả trung hạn (cho cả giai đoạn) là chất lượng dịch vụ giáo dục công mà nhà nước cung cấp cho xã hội.

- Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách phải gắn kết với kiểm tra, báo cáo thực hiện; giữa đo lường công việc thực hiện và các kết quả; giữa hệ thống kế toán với hệ thống đo lường thực hiện;...

1.4.2 Công tác triển khai thực hiện chương trình

Nếu công tác xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách mang tính chuẩn bị mọi mặt của chương trình thì việc triển khai thực hiện chính là việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đã xác định. Tác động của công tác thực hiện đối với hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thể hiện qua các mặt:

- Triển khai thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ và ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đồng bộ giữa các dự án, giữa các hoạt động và phù hợp với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội chung, phù hợp với lịch dạy và học của các trường, cơ sở đào tạo.

- Đúng các quy định về thủ tục, định mức và khoản mục chi phí.

1.4.3 Quy mô đóng góp, phối hợp ngân sách từ các nguồn khác

Nguồn ngân sách nhà nước tài trợ cho chương trình bị hạn chế, vì vậy, việc hụt hẫng về tài chính là điều khó tránh khỏi, dẫn đến làm giảm hiệu quả của chương trình. Vì vậy, việc phối hợp của các nguồn khác là hết sức quan trọng, nhất là các nguồn lực tại các địa phương, điều đó phụ thuộc vào:

- Mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, thu nhập, đời sống của người dân. - Mức độ, hiệu quả phối hợp với các chương trình, dự án khác.

1.4.4 Thông tin và minh bạch tài chính

Chế độ báo cáo tốt sẽ cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến chương trình cho cơ quan quản lý để có những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những thay

đổi trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình cũng như quản lý sử dụng vốn chương trình.

Minh bạch tài chính sẽ giúp cho công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và của người dân được thuận lợi, qua đó, phát hiện kịp thời những sai phạm, bất hợp lý, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của chương trình không bị chệch hướng và tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

1.4.5 Công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn nhân lực sau khi hoàn thành các hoạt động, dự án

Đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó, hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt của lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Vì vậy, quá trình thực hiện chương trình thực chất là cải thiện các điều kiện, việc phát huy hiệu quả còn phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng các nguồn lực này một cách hợp lý và thực hiện chương trình phải gắn với việc nâng cao khả năng đó và có các cơ chế để đảm bảo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Quảng Bình là tỉnh Bắc Trung bộ, toạ độ địa lý vào khoảng 16056’-18005’ vĩ độ Bắc, 105037’-107010’ độ kinh Đông, có diện tích đất tự nhiên là 8.051,5 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 116,04 km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài 201,87 km.

Nơi rộng nhất của tỉnh là 89 km (từ cao điểm 1090 thuộc xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá đến thôn Hải Đông, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Nơi hẹp nhất là 40,3 km (từ cao điểm 1002 giữa ranh giới huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Khăm Muộn đến cửa biển Nhật Lệ, TP Đồng Hới) [37]

Địa hình Quảng Bình hẹp và thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du; vùng đồng bằng; vùng cát ven biển. Các vùng này có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đất đồng bằng chỉ chiếm 11%. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Thành phố Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch. Đất đồi núi chiếm 85% tổng diện tích đất tự nhiên tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá. 4% diện tích đất còn lại là núi và cát ven biển. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ thống chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi núi. đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên.

Về khí hậu, thuỷ văn: Cũng như các tỉnh miền Trung Trung Bộ, Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá của địa hình và ảnh hưởng

mạnh mẽ của sự nhiễu dải hội tụ nhiệt đới. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 cho đến đầu tháng 3 năm sau, chủ yếu tập trung vào tháng 9, 10, 11. Thời gian có lượng mưa lớn là tháng 10, chiếm gầm 30% tổng lượng mưa của cả năm. Mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra, gây nên lũ lụt, làm thiệt hại nhiều mặt nhưng cũng có thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Ảnh 1: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình nằm ở vị trí trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A nối liền với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua trung tâm Thành phố Đồng Hới. Sân bay Đồng Hới được khôi phục, xây dựng lại và hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 6/2008.

Với những đặc diểm điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Bình là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam Bắc. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá đa dạng phong phú, đặc sắc cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 65.079 ha chiếm 8,1%

- Đất lâm nghiệp: 503.227 ha chiếm 62,5%

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.767 ha chiếm 0,2%

- Đất chuyên dùng: 23.980 ha chiếm 3%

- Đất ở: 4.292 ha chiếm 0,5%

- Đất chưa sử dụng: 206.841 ha chiếm 25,7% Trong diện tích đất tự nhiên có gần 170.000 ha đất vùng gò đồi, phù hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong 206.841 ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi có khoảng 125.000 ha. Đây là địa bàn để phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và phân bổ các cơ sở công nghiệp mới. Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha mặt nước lợ, nước ngọt chưa được khai thác, sử dụng.

b) Tài nguyên rừng

Quảng Bình có diện tích đất có rừng 491.300 ha, độ che phủ rừng là 62,5%, trong đó rừng tự nhiên có trên 440.000 ha, rừng trồng gần 40.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3, trong đó:

- Rừng giàu có khoảng 13,4 triệu m3 gỗ, chủ yếu phân bổ ở vùng núi cao. - Rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3 gỗ.

- Rừng nghèo có khoảng 5 triệu m3 gỗ. - Rừng phục hồi có khoảng 2,6 triệu m3 gỗ.

Có khoảng 250 loại lầm sản, nhiều loại gỗ quý hiếm như mun, lim, gụ, lát, trầm… Lâm sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song, mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Đã phát hiện thêm cây bách xanh với số lượng khá lớn, có trong sách đỏ của thế giới.

Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

c) Tài nguyên biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km, với vùng đặc quyển kinh tế khoảng 20.000 km2. Có 5 dòng sông chính tạo nguồn cung cấp phù sa, sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 hòn đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có những bãi tắm đẹp là một thế mạnh để kết hợp phát triển kinh tế. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở Việt Nam, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang…

d) Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, được phân bố nằm rải rác ở các huyện. Tài nguyên khoáng sản có 02 nhóm:

- Nhóm khoáng sản kim loại: có nhiều loại như sắt, chì, kẽm, vàng… nhưng trữ lượng thấp và phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: than bùn, đá vôi, cao lanh, cát thạch anh có trữ lượng lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói.

đ) Tài nguyên sông ngòi

Quảng Bình có 5 con sông chính, tính từ Bắc vào Nam: sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Tất cả các con sông ở Quảng Bình đều có chung đặc điểm là ngắn và dốc (sông dài nhất là sông Gianh với chiều dài 138 km, sông ngắn nhất là sông Lý Hoà có chiều dài 22 km), diện tích lưu vực các sông

bé. Hệ thống sông ngòi ở Quảng Bình có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là:

- Sông ngòi cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Với tổng diện tích lưu vực 7.977 km2, sông ngòi là nơi tạo ra nguồn sinh thuỷ lớn và cung cấp nước cho mọi nhu cầu của đời sống xã hội.

- Sông ngòi phục vụ giao thông vận tải.

- Sông ngòi tạo nguồn trữ năng cho các công trình thuỷ điện. Theo tính toán, tổng trữ năng lý thuyết có 561.900 kw, trữ năng kỹ thuật 237.200 kw, trữ năng về kinh tế 118.600 kw. Có khả năng bố trí 5 công trình: Rào Trổ 25.000 kw; Rào Nan 46.000 kw; Long Đại 56.000 kw; Bang 10.000 kw, Vực Tròn 1.000 kw.

e) Tài nguyên du lịch

Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả 3 chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không đa dạng như các vùng khác trong nước, nhưng có tính độc đáo về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên.

Về văn hoá lịch sử có: đường mòn Hồ Chí Minh; Thành luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình quan; Di tích Trịnh - Nguyễn phân tranh và nhiều di tích khác như khu di tích Xuân Sơn, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559, di tích Bàu Tró…

Về du lịch danh thắng có các điểm nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như: cửa Nhật Lệ, cảng Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, khu du lịch Sun Spa Resoft…

Trong các danh thắng thiên nhiên, động Phong Nha bao gồm một hệ thống hang động, được Hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Du lịch ra nước ngoài có thể qua cửa khẩu Cha Lo trên quốc lộ 12A sang Lào và Thái Lan. Đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình được phân thành 02 nhánh: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn là một lợi thế để phát triển kinh tế và phát triển du lịch.

2.1.2.2. Nguồn nhân lực

Theo xu hướng phát triển dân số của cả nước nói chung, qua các thời kỳ lịch sử, tình hình dân số Quảng Bình có sự thay đổi về tốc độ phát triển, về tỷ lệ tăng tự nhiên cũng như cơ cấu dân số và phân bố dân cư trên địa bàn.

Dân số Quảng Bình tính đến năm 2006 là 846.020 người trên diện tích 8.055 km2. Trong đó có hơn 17 vạn người thuộc các dân tộc ít người. Mật độ dân số bình quân 104 người/km2, trong đó có khoảng 14% sống ở thành thị và 86% sống ở nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,034%. [14] [37].

Bảng 2.1 Tình hình dân số Quảng Bình từ 2002 – 2006

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w