Ảnh 3: Trường THCS TT Nông trường Lệ Ninh do vốn chương trình và các nguồn khác kết hợp tài trợ xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 55 - 61)

Theo số liệu tại bảng 3.8, các trường mầm non và phổ thông giảm chút ít dù số lượng giáo viên và số phòng học tăng rất lớn là do sắp xếp lại mạng lưới và số học sinh tiểu học giảm, riêng trường phổ thông trung học tăng đã đáp ứng, phục vụ kịp thời số học sinh trong độ tuổi tăng nhanh.

Năm học 2006-2007 so với năm học 2002-2003, số lượng học sinh, sinh viên và học viên giảm 8.132 người, tương đương 3%, do học sinh tiểu học trong độ tuổi giảm 30.202 học sinh, tương đương 28,07%; trong khi đó, giáo dục chuyên nghiệp và đại học, cao đẳng tăng 7.832 người, gấp 2,84 lần (Bảng 3.9).

Xu hướng thay đổi rõ ràng về xã hội tại Quảng Bình là dân số trẻ chiếm phần lớn nhưng số trẻ em trong độ tuổi học tiểu học lại giảm mạnh; vì vậy, hệ thống giáo dục - đào tạo cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Thời kỳ 1991-1995, học sinh tiểu học tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 8,1%; sang thời kỳ 1996-2000, quy mô học sinh tiểu học ổn định ở mức 11,9 vạn; từ năm 2001 đến nay bình quân mỗi năm giảm khoảng 5%. Đối với học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, thời kỳ 1991- 1995 tăng hàng năm là 5,3 và 11,4%, thời kỳ 1996-2000 tăng 16,3 và 23,1%, thời kỳ 2001 đến nay tốc độ tăng giảm xuống còn 5,4% và 11,7% [12], [14]. Vì vậy, số lượng các trường phổ thông giảm xuống, thay vào đó, các cơ sở giáo dục chuyên

nghiệp và học tập cộng đồng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động. Đồng thời, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, số phòng, lớp và nội dung, chương trình giảng dạy, học tập được nâng lên, hướng đến cải thiện chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo.

Bảng 3.9 Quy mô giáo dục – đào tạo của Quảng Bình giai đoạn 2002-2006 CHỈ TIÊU tínhĐV 20022003 20032004 20042005 20052006 20062007 QUY MÔ SỐ LƯỢNG hs,sv 273.828 277.135 278.230 270277 265706 1. Giáo dục mầm non cháu 38730 36833 37944 39759 39765

a. Nhà trẻ cháu 6150 6423 7247 8340 7523

Tỷ lệ % 14,1 15,0 16,8 19,0 19,1

b. Mẫu giáo cháu 32580 30410 30697 31419 32242

Tỷ lệ % 61,6 61,1 63,0 65,1 67,0

2. Giáo dục phổ thông h.sinh 220936 221407 219119 212736 203393

Tiểu học h.sinh 107603 101806 92503 84842 77401

Huy động so với độ tuổi % 92,1 93,2 94,0 94,2 95,0

Trong đó: Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 % 92,1 93,2 95,9 98,0 98,0

THCS h.sinh 82540 85655 88964 86734 83487

Huy động so với độ tuổi % 88,5 90,8 93,7 94,0 94,2

Trong đó: Tỷ lệ HS tốt

nghiệp TH vào lớp 6 % 96,1 98,3 98,3 98,0 98,9

THPT h.sinh 30791 33946 37652 41160 42505

Huy động so với độ tuổi % 54,1 59,0 64,5 68,0 72,0

Trong đó: Tỷ lệ tuyển sinh

vào lớp 10 % 70,1 77,5 71,5 72,0 71,2

3. Giáo dục CN - CĐ, ĐH s.viên 4242 5876 9005 9282 12065

TCCN s.viên 1630 2231 3200 3844 4461

CĐ (chính quy, VLVH) s.viên 1400 1800 2740 2858 3842 Đại học (VLVH) s.viên 1200 1800 3000 2480 3612 Đào tạo trên đại học người 12 45 65 100 150

4. Giáo dục thường xuyên h.viên 9922 13019 12162 8500 10483

Học bổ túc tiểu học, THCS

và THPT h.viên 7922 10719 9562 5500 6483

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Ngoài nguồn tài chính phục vụ hoạt động thường xuyên của hệ thống, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết để đáp ứng tốt hơn cho những thay đổi của xã hội và hệ thống giáo dục - đào tạo tại Quảng Bình.

đ) Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo

Như đã phân tích ở trên, các điều kiện về số lượng, chất lượng của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thay đổi một cách tích cực đã làm cho chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo giai đoạn 2002-2006 thay đổi mạnh mẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10 Các chỉ số về chất lượng giáo dục của Quảng Bình giai đoạn 2002-2006 CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2002 2003 2003 2004 2004 2005 2005 2006 2006 2007 1. Phổ cập giáo dục Phổ cập GDTH-CMC 153 153 157 159 159 Phổ cập GDTH-ĐĐT 85 118 139 146 148 Phổ cập GDTHCS 74 104 127 150 150

2. Hiệu quả đào tạo

Tiểu học % 93,8 94,7 98,05 96,21 96 THCS % 84,0 86,0 88,0 87,0 87,0 THPT % 87,43 87,44 89,51 88,36 88,0 3. Tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học % 99,24 99,3 99,7 99,42 99,0 THCS % 94,0 94,0 96,54 97,29 97,0 THPT % 91,54 94,5 96,47 97,85 88,0 4. Trường đạt chuẩn quốc gia Mầm non % 0,0 3,0 5,7 70, Tiểu học % 43,0 47,0 60,0 65,0 THCS % 0,0 4,5 10,0 14,0 THPT % 0,0 0,0 15,0 27,0

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Đến cuối năm 2005, 159/159 các xã, phường, thị trấn của Quảng Bình và 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD-CMC; năm 2006, 148/159 xã, phường, thị trấn và 6/7 huyện thành phố đạt chuẩn PCGD-ĐĐT; Quảng Bình là tỉnh thứ 29 đạt chuẩn

PCGD-THCS với 150/159 xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện thành phố. Tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên nhanh chóng, trong đó, đáng chú ý là bậc tiểu học đạt 65%, bậc THPT đạt 27% vào năm 2006.

Nếu như năm học 2002-2003, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học của Quảng Bình đều thấp hơn cả nước (lần lượt đối với TH, THCS, THPT là: 99,58%, 96,28% và 92,13%) thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này của Quảng Bình đều cao hơn cả nước và khu vực Bắc Trung Bộ [45].

3.2.1.2 Hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình

a) Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chỉ số giáo dục, qua đó, nâng cao chỉ số phát triển con người

Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức, thu nhập và gọi là chỉ số tuổi thọ bình quân, chỉ số giáo dục, chỉ số GDP; trong đó, chỉ số giáo dục được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (với quyền số 1/3).

Tỷ lệ người lớn biết chữ của Quảng Bình tăng từ 92,7% năm 1999 lên 94,5% năm 2004, cao hơn tỷ lệ của cả nước và khu vực Bắc Trung Bộ; tỷ lệ đi học các cấp giáo dục tăng nhanh và cao hơn hẳn so với cả nước (Bảng 3.11).

Bảng 3.11 Chỉ số phát triển con người năm 2004

TT Địa phương Tuổi thọ bình quân (năm) Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) GDP bình quân đầu người năm 2004 (ng. đ) HDI năm 1999 HDI năm 2004 1 Cả nước 71,9 72,1 92,2 8.845 0,689 0,731 2 Bắc Trung Bộ 71,3 78,4 93,9 4.594 0,662 0,704 3 Quảng Bình 69,3 79,8 94,5 4.582 0,642 0,695

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc)

So với năm 1999, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2004 của Quảng Bình có sự cải thiện rõ rệt, tuy nhiên, vẫn thấp hơn khu vực và cả nước (xếp hạng 38/64 tỉnh, thành phố). Điều đáng chú ý là tuổi thọ bình quân và GDP bình quân đầu người của Quảng Bình thấp hơn hẳn so với cả nước và khu vực; trong đó, GDP bình

quân đầu người chỉ đạt 51,8% so với cả nước; ngược lại, tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục cao hơn hẳn khu vực và trung bình cả nước. Vì vậy, có thể khẳng định lĩnh vực giáo dục của Quảng Bình đạt được nhiều tiến bộ nhất so với các lĩnh vực khác trên địa bàn cũng như so với giáo dục của cả nước.

b) Phát triển giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế

Như đã trình bày, giáo dục phổ thông tăng trưởng tốt về số lượng, tỷ lệ và chất lượng làm tăng đầu vào cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng năm 2005 là 16,57%; một số lớn khác học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề.

Bên cạnh việc nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm thành Trường Đại học Quảng Bình đào tạo đa ngành, 3 trường TCCN được mở rộng quy mô đào tạo; đồng thời, toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở dạy nghề, 2 trường trung cấp nghề và 2 trường TCCN tham gia dạy nghề và một số trung tâm đào tạo nghề khác đã đáp ứng được quy mô đào tạo tăng từ 4.242 năm 2002 lên 12.065 học sinh, sinh viên năm 2006.

Cùng với vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo và một số chương trình khác, ngân sách địa phương cũng đã giành tỷ lệ nhất định để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị dạy và học, tăng số lượng và đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề .

Những thay đổi các yếu tố đầu vào đó đã góp phần quyết định đối với việc nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo; năm 2006, tỷ lệ này là trên 21%, trong đó, đào tạo nghề 12% (năm 1999 là 9,8%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, vì vậy, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nghề có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động cho sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Giai đoạn 2002-2006, số lượng lao động nông và lâm nghiệp giảm 11.688 người, công nghiệp chế biến tăng 3.775 người, thương mại tăng 8.279 người, du lịch (khách sạn - nhà hàng) tăng 3.407 người [14]; qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng

Bình theo hướng tăng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp (Bảng 3.12)...

Bảng 3.12 Cơ cấu kinh tế

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100

1 Nông, lâm, ngư 34,6 33,7 32,5 29,7 27,9

2 CN & XD 27,4 28,9 29,9 32,1 33,6

3 Dịch vụ 38,0 37,4 37,6 38,2 38,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê 2002-2006)

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư một cách có hiệu quả, nhiều dự án lớn trên địa bàn đã xuất hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách cho địa phương. Nhờ nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo, đã cung cấp kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh chóng này. Một số dự án lớn như Nhà máy Xi măng sông Gianh, Khu du lịch Sun spa Resort... tự liên hệ với các cơ sở đào tạo trong nước để đào tạo lao động cho đơn vị; do làm tốt công tác giáo dục phổ thông nên số lượng và tỷ lệ người lao động tại địa phương đáp ứng được yêu cầu tuyển đầu vào khá cao.

c) Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giữa các dân tộc và góp phần bình đẳng giới

Đo đặc điểm địa lý và dân cư, vùng phía Tây Quảng Bình là dãy Trường Sơn rộng lớn, địa bàn hiểm trở với nhiều dân tộc ít người sống rải rác; ven biển có nhiều xã bãi ngang, cồn bãi nên phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, nguy cơ tụt hậu của người dân vùng khó khăn càng lớn nếu không được tiếp cận với những thông tin và nguồn lực.

Ảnh 4: Lớp học xóa mù chữ tại xã Dân Hóa, Minh Hóa do chương trình tài trợ kếp hợp với bộ đội biên phòng thực hiện)

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại quảng bình (Trang 55 - 61)