NHỮNG LỜI KHUYÊN-NHỦ CỦA ĐỨC BÀ A.BESAN T:

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 126 - 130)

- Ba là : có từthiện không ?

Y có thể nhìn rõ những tư-tưởng, phân biệt những nhược điểm, nhìn thấy cái hào-quang mà chúng ta vừa nói đến ở trên

NHỮNG LỜI KHUYÊN-NHỦ CỦA ĐỨC BÀ A.BESAN T:

“Hãy tự kiểm-soát lấy mình một cách chặt-chẽ hơn. Phải nhắm thực-hiện một sự phối-hợp tế-nhị giữa bên trong và bên ngoài,luôn luôn nhận xét một cách cẩn-thận ảnh hưởng của Hạnh-kiểm mình đối với kẻ khác, và hết sức tránh đừng để kẻ thù có dịp thốt ra những lời phi-báng, lăng-mạ”.

Huyền-bí-học không có những kẻ thù khác hơn là những người em non dại trong cái nhà chung, và mỗi người trong chúng ta có bổn-phận đừng cho kẻ khác có cơ hội nói xấu

những điều tốt lành của chúng ta, vì chúng ta thiếu tánh thích- nghi với những hoàn-cảnh mà nghiệp-quả chúng ta, hay là ý- muốn của Sư-phụ đặt-để chúng ta vào đó.

Do sự lãnh-đạm của chúng ta đối với cảm-tình của kẻ khác, do tật hay quạo-quọ, giận-dữ của chúng ta trong những việc nhỏ mọn, chúng ta có thể khiến cho họ xa lánh con đường mà chúng ta đương theo đuổi.

Quí huynh hãy tìm những dịp phát-triển các đức tánh mà quí huynh không có, và chắc-chắn quí huynh sẽ gặp những dịp đó. Chính sự tỉm kiếm nầy giúp quí huynh tập-trung thần-trí vào những sự thực- tại,--- trong giữa những tình thế của cuộc đời. Cái trường huấn-luyện và rèn tập quí huynh, chính nó ở trong đời sống của quí huynh. Nếu quí huynh không tìm thấy nó ở trong đó thì quí huynh không còn thấy nó ở đâu nữa. Hãy rán hiểu những nỗi thăng-trầm đã trải qua và hãy lợi- dụng chúng mỗi khi chúng hiện ra. Cứ sau một giai-đoạn làm việc vô cùng bận rộn, lại kế tiếp đến một thời-kỳ nghỉ-ngơi an-tịnh, xa hẳn thế- gian náo-nhiệt. Những kẽ không thông-hiểu, than-phiền về những sự thay đổi nầy. Khi được gọi đi làm việc thì họ nuối-tiếc sự thanh-nhàn nghỉ-ngơi ; được đặt để vào chốn nghĩ-ngơi yên-tịnh thì họ lại đòi hoạt- động.

Người khôn-ngoan thì biết rằng mỗi tình-thế điều có cái giá- trị của nó. Mỗi khi ở vào trong tình-thế nào thì y cố-gắng học hỏi những bài học của tình-thế đó và không mong-mỏi thay đổi hoàn- cảnh. Không bao giờ mong muốn cái điều không có, không xua đuổi cái gì hiện đang có ; đó là cái phương-thức của người Sanh-viên thực-sự học hỏi đời sống.

Hãy lấy công việc Phụng-Sự làm lý-tưởng. Nếu quí huynh học hỏi thì phải mến sự hiểu-biết, nhưng cũng phải học hỏi để dạy-dỗ những ai không biết. Nếu quí huynh Thương-yêu thì hãy thương-yêu người mà quí huynh tận-tâm trìu-mến cho hết lòng, nhưng xin đừng

bao giờ quên rằng năng-lực thương-yêu phải lan rộng khắp vạn- vật. Nếu quí huynh làm việc. hãy tìm thấy nguồn vui trong sự hoạt-động có tánh-cách sáng-tạo, nhưng xin hãy coi công việc mình làm như một sự công-tác với THƯỢNG-ĐẾ, Ngài là người thợ duy-nhất cải-thiện thế gian và làm cho nòi-giống tiến-hoá ; nếu không thì sự hiểu biết, lòng sùng Đạo, sự hoạt-động, có thể trở-thành những xiềng-xích, trói chặc quí-huynh vào quyền-lợi của bản-ngã thấp hèn, chớ không còn là những dây liên-lạc, có thể nâng quí huynh lên cao trong bầu không-khí rộng-rãi của Lương-thức cao-siêu.

LÒNG SÙNG-ĐẠO hay là SÙNG-TÍN

Đức Bà A. BESANT nói : “Tôi thường nghe câu hỏi nầy : Tôi phải làm thế nào để phát-triển lòng Sùng-Tín” ?

Sau đây là những lời giải-thích của Bà :

Làm thế nào để phát-triển lòng Sùng-Tín ?

Muốn có lòng Sùng-Tín thì trước nhứt ta phải thương-mến và tận-tâm đối với những bực Trưởng-thượng mà ta gặp trong đời sống hằng ngày. Đó là mầm giống đầu-tiên của một mối cảm-xúc lớn lao hơn nữa sau nầy.

Ta thương-mến mọi người mà ta cảm biết là cao-thượng hơn ta và trau-dồi tình-thương đó cho được trong sạch. Ta hết lòng tìm thế giúp-đỡ người, đủ mọi phương-diện, một cách kín-đáo, không bao giờ trong mong y trả ơn hay là biết ơn, nhưng ta giúp-đỡ vì có lòng thương nên giúp mà thôi. Như thế ta diệt-trừ được ý muốn chiếm-hữu và lòng khao-khát được thụ-hưởng sự đền-bù ; điều nầy làm cho tình-thương trở nên nhơ bợn vì vấy bùn dơ. Ta tìm thế hành-động một cách âm- thầm, không phô-trương cho ai biết rằng mình đã làm điều đó, chỉ vui thích cho ra là đủ rồi.

Vui hưởng tình-thương của người ta báo-đáp lại không phải là một điều quấy hay là có tai-hại. Không ai ngăn cản chúng ta, không cho chúng ta vui thích khi ta gặp lại người mà ta thương yêu : điều nầy không phải là một chuyện ích-kỷ.

Chơn-Sư tỏ ra vui lòng khi Ngài thấy các Đệ-tử thương-yêu và tôn-kính Ngài.

Chính Lòng-thương là món lễ-vật duy-nhứt mà con người có thể dưng lên cho các vị Thượng-Đế. Các Ngài dùng tình-thương nầy vào chỗ nào đâu, nhưng các Ngài vẫn cúi xuống đặng nhận-lãnh nó. Việc nầy không khác nào :

“Làm như mặt trời cần phải cám ơn ta” “Khi ta để cho ánh-sáng rọi vô nhà”.

Khi chúng ta có thể hy-sinh một cách thung-dung và vui-vẻ như vậy, mặc dầu người ta biết hay không biết, cám ơn hay không cám ơn, thì tới chừng đó, chúng ta không còn sợ lòng thương của kẻ khác biểu-lộ với chúng ta làm cho chúng ta trở nên ích-kỷ. Nhưng mà ngày nào mà chúng ta chưa được như thế thì ngày đó chúng ta nên phân- tách kỹ-lưỡng động-cơ của chúng ta và tìm cách rửa lòng cho trong sạch.

Chúng ta đừng quá lo sợ lòng quá thương yêu nếu nhờ đó mà chúng ta vun-trồng được tình bác-ái vị-tha. Sức mạnh của tình-thương, cũng như tất cả những vật có sự sống, nhờ sự luyện-tập mà phát-triển càng ngày càng nhiều. Trái lại nó sẽ héo mòn nếu nó không hoạt-động. Chúng ta nhận-thức lần lần Chơn-nhơn nơi những kẻ mà chúng ta thương-yêu ; chúng ta quí trọng Đền-thờ vì lòng ta yêu báu- vật của nó chứa đựng và để chiếu sáng trước mặt chúng ta. Chúng ta sẽ thờ-ơ với cái vỏ bên ngoài để đi đến Con Người nội-tâm, tức là Ngôi thứ Ba (Manas) nhập với Ngôi thứ Nhứt (Atma), xuyên qua Ngôi thứ Nhì (Bouddhi)

Kẻ nào có thể thương-yêu đậm-đà và tận-tụy với một người bạn thì sẽ mở-mang được sự Sùng-Bái cao-thượng khi mà anh gắng-sức đạt được nó. Và anh bắt đầu hiểu được đôi chút về “Chơn-Sư là sao ?” và lòng Sùng-Bái của anh sẽ hướng về Ngài.

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w