Con còn phải làm chủ tư-tưởng con một cách khác nữa Đừng cho nó vởn-vơ Bất câu việc nào của con làm, con

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 52 - 56)

C. TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜ

1. Con còn phải làm chủ tư-tưởng con một cách khác nữa Đừng cho nó vởn-vơ Bất câu việc nào của con làm, con

nữa. Đừng cho nó vởn-vơ. Bất câu việc nào của con làm, con cũng phải chú-ý vào đó đặng làm cho được hoàn-thiện. (Trương 55, in lần thứ 13).

2. Phải hết sức chăm-chỉ vào mỗi phần việc của con làm, đặng làm cho khéo-léo. (trương 69

3. Dầu tay con làm việc chi cũng vậy, con phải hết sức chú-ý vào đó. (trương 70)

Như vậy quí bạn làm cho cái Trí trở nên mạnh-mẽ và quý bạn bắt đầu làm chủ nó. luyện tập liên-tiếp, quí bạn kềm chế cái Trí và bắt nó phải đi theo con đường mà quí bạn đã chọn lựa cho nó. Cái khả-năng nầy chuẩn-bị cho quí bạn sống một đời sống cao siêu, sẽ mở rộng ra trước mặt quí bạn. Quí bạn cũng nên nhớ rằng : người nào có thể tập-trung tư-tưởng vào một mục-đích, là người thành-công nhứt trong những sự việc của Đời Sống Hằng Ngày. Người nào biết tư- tưởng một cách liên-tiếp, sáng-suốt và rõ-ràng là người biết cách tự

vạch con đường đi của mình, dầu là trong Đời Sống Hồng Trần cũng vậy.

Sự rèn luyện cái Trí như thế sẽ giúp ích quí bạn trong những chuyện nhỏ mọn, tầm thường cũng như trong những việc làm cao- thượng. Quí bạn sẽ lần lần phát-triển quyền-năng kiểm-soát tư- tưởng, nó là một trong những đức tánh cần-thiết cho người Đệ- tử, bởi vì trước khi quí bạn được Chơn-sư dạy-dỗ đặng mở thêm những quyền-năng cao siêu, quí bạn phải làm chủ cái dụng-cụ phát sanh ra tư-tưởng tức là cái Trí, để cho dụng-cụ nầy chỉ làm những gì tinh-khiết, từ-thiện và hữu-ích mà quí bạn đã quyết-định, chớ không sản-xuất những gì ô-trược mà quí bạn gớm-ghiết và không ưng thuận chút nào cả.

Như thế mới không gây quả xấu nặng-nề cho quí bạn, bởi vì tư- tưởng của ai đã trở thành Đệ-tử sẽ vô cùng mãnh-liệt ; nó có một sanh- lực và một năng-lực lớn-lao và cảm-hóa người đời một cách mau lẹ phi- thường về đìều thiện cũng như về điều bất thiện.

B. HUỜN-HƯ

Tuy nhiên, đừng quên điều nầy : Sau khi làm việc nhiều giờ có ý-thức, cái óc mệt mỏi thì phải ngưng tư-tưởng lại, đùng nhớ cái chi nữa, trong vài phút. Cái óc sẽ phục hồi sức lực mau lẹ.

Phương-pháp nầy gọi là Huờn-Hư.

Nhưng mà trước khi huờn-hư có hiệu-quả, phải luyện tập cả năm như vậy cho có thói quen, sau mới thành-công dể-dàng.

ĐỪNG PHUNG-PHÍ SỨC MẠNH CỦA TƯ-TƯỞNG

Đừng tưởng nhớ bông-lông, đừng mơ hão, ước huyền, Đừng để cái Trí vởn-vơ, nhảy từ vấn-đề nầy tới vấn-đề khác, không mạch-lạc chi

cả, không khác con bướm mới đáp xuống bông nầy vụt bay sang bông khác, liền liền không ngớt.

Đó là sự phung-phí sức mạnh của tư-tưởng một cách vô lối vì không biết kiểm-soát cái Trí. Luôn luôn phải có sẳn trong trí một số tư- tưởng tốt đẹp và những câu “Chơn-Ngôn”, khi nào không suy-nghĩ chi hết thì nhớ tới chúng nó liền. Nhưng điều hay hơn hết là lập-tức thấy Thánh-Dung trước mặt hay là nhớ tới Cội rễ của mình và nói trong lòng : “Tôi là Atman (Ăt-măn), Chơn linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, toàn giác, vô sở bất tại”.

Lập đi lập lại nhiều lần chừng nào tốt chừng nấy. Nên bày tỏ ý- kiến nếu cần, nhưng chớ nên cãi vã, tranh luận đặng đem thắng lợi về mình. Chúng ta chỉ biết một khía cạnh hết sức nhỏ nhít của Chơn-lý, còn nhiều khía cạnh lớn lao khác mà chúng ta chưa hiểu chi cả. Cho tới bực Chơn-Sư cũng chỉ biết toàn-diện Chơn-lý của Dãy Địa-Cầu chúng ta mà thôi. Ngoài Vũ-Trụ của chúng ta, còn không biết bao nhiêu Chơn-lý Cao-siêu nữa mà các vị Siêu-Phàm phải học hỏi và khám phá lần lần từ cả triệu năm nầy qua cả triệu năm khác. Thật là vô-tận vô-biên. Thế nên người ta yêu-cầu các sanh-viên phải tự biết mình, hết sức khiêm-tốn, đúng đắn và kỹ-lưỡng trong những hành-vi của mình từng li, từng tí.

Tranh đua cao thấp thì tiêu hao trí-lực và không còn tự-chủ được nữa. Kết cuộc không đi tới đâu cả bởi vì ai ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Nỗi e đã mất niềm hòa-khí mà lại còn sanh ra thù-oán về sau.

Tôi xin thuật câu chuyện nầy cho quí bạn nghe, năm 1912 Đức Bà A. Besant có nói : “Một hôm, có một người kia tới nói với tôi : Bác sĩ Steiner biết những Đại Chơn-lý hơn bà nhiều lắm”. Tôi bèn đáp : “Tốt lắm ! Vậy ông hãy theo bác-sĩ. Còn riêng tôi, tôi không thấy như bác-sĩ và tôi cũng không muốn thiên-hạ đều tin-tưởng như tôi vậy”.

Nếu là một người khác bị chê-bai nhục-nhã như vậy thì nổi xung thiên, gây gổ om-sòm rồi. Nhưng Đức Bà A. Besant rất điềm tĩnh, Bà trả lời một cách êm-ái không làm phật lòng kẻ đối-thoại. Gương sáng của Bà để chúng ta soi chung.

Còn vài điểm cần thiết nữa tưởng cũng phải nhắc đến.

Tuyệt đối đừng ghé mắt vào những tiểu-thuyết ái-tình lãng-mạn, trộm cướp, giết người. Chỉ nên đọc những sách luân- lý, đạo-đức ca tụng những gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Liêm- sĩ và nhứt là nên mỗi ngày mỗi xem những sách giải về những điều quan-trọng của đời sống, những điều có tính cách vĩnh-viển trường-tồn chớ không phải phù-du mộng-ảo.

Đừng đọc nhiều. Đọc một trang mà thật hiểu hết ý-nghĩa còn mở quan-năng của trí-tuệ hơn là đọc 3, 4 mươi trang một cách vội-vàng hấp-tấp, mà chỉ hiểu sơ-sài và nhớ vài điều chánh. Khi đọc xong 3 trang thỉ xếp sách lại rồi lấy viết, viết lại một cách vắn-tắc những điếu mình đã đọc và giải ý-nghĩa của tác-gia theo ý mình hiểu vì danh-từ chỉ diển-tả được có phân nữa tư-tưởng mà e cho còn ít hơn nữa. Nhưng đừng vừa lòng với những tư-tưởng pháp-hiện do những chữ trong câu. Hãy vượt qua những hàng rào chữ và tìm thế đi sâu vào tư-tưởng của tác- giả. Muốn đạt được kết-quả tốt, cái Trí mình phải hoàn-toàn yên-tịnh và chú-ý trọn vẹn vào điều mình muốn hiểu.

Có người sẽ bảo : “Phương-pháp nầy đi chậm lắm”. Không phải thế. Bạn sẽ thấy chậm thật, nhưng MỘT KHI CÓ THÓI QUEN RỒI thì cái chi thoạt đầu thấy khó-khăn, chậm- chạp, sau sẽ hóa ra dễ-dàng, mau lẹ. Trong một thời gian luyện tập, trí thông-minh của hành giả sẽ lần lần pháp-triển nhiều hơn trước. Cũng phải có một quyển sổ tay ghi những điều mình không biết, hay nghĩ không ra để khi gặp một vị sư huynh thì đưa ra nhờ giải dùm. Đừng bao giờ quên rằng : sanh viên

Huyền-Bí-Học không hề lãng tránh đời sống hằng ngày mà anh cũng không muốn bị trói buộc vào trong đó. Anh biết lợi-dụng tất cả những cơ-hội đưa đến để biến đổi những sự khó-khăn của cuộc đời hầu đạt được những đức tánh cần yếu cho sự tiến bước trên con đường tu-tập và nhờ thế anh mới dẹp tan được ảnh- hưởng tai-hại của những sự quyến-rủ êm-đẹp bên ngoài đã làm cho cả muôn, cả triệu người say mê và sa-ngã không cưỡng lại được.

Trong việc làm của anh không có một chút chi hối-hả, biếng nhác, hay sơ-sót mặc dầu việc đó có thể rất là tầm thường. Nhờ cách làm việc chu-đáo mà đời sống hằng ngày có mòi CHÁN NGẮT trở thành một trường hoạt-động lớn-lao, quí-giá để mở-mang lần lần những năng-lực của anh, càng ngày càng thấy thêm nhiều.

Thật hành đều-đặn những điều kể trên đây thì sanh-viên sẽ nhận thấy sự biến-đổi rất tốt đẹp trong tâm-hồn và anh sẳn- sàng bước qua một giai-đoạn khác trong Tham-Thiền.

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 52 - 56)