C- NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜ
A. NHỮNG LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG
b. Hình tư-tưởng (Formes pensée)
Hai hiệu quả nầy khác nhau.
A. NHỮNG LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Muốn hiểu sao gọi là lằn sóng tư-tưởng thì ta hãy ném một cục đá xuống nước. Cục đá chìm xuống thì ta thấy những lằn sóng nổi lên lấy chỗ cục đá rớt làm trung tâm, những lằn sóng nầy càng lớn ra xa rồi một chập sau thì mất dạng.
Cũng thế đó, tư-tưởng của ta sanh ra những lằn sóng trong cõi Trí-Tuệ rồi lan ra khắp nơi. Chúng có màu sắc nhưng càng đi xa, màu sắc nầy càng phai lợt và sức mạnh cũng giảm đi lần lần.
TÁNH-CÁCH ĐẶC-BIỆT CỦA LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Lằn sóng tư-tưởng chỉ truyền ra tánh-cách của tư-tưởng chớ không phải vấn-đề tư-tưởng.
Thí-dụ : Người Ấn-Độ thiền-định về đức Krishna, những lằn sóng tư-tưởng của anh sanh ra đi khuyến-khích lòng tín-ngưỡng của những kẻ ở chung quanh. Nếu nó gặp người Công-giáo thì nó dục y nhớ tới Đức Ky-Tô và tôn-kính Ngài.
Khi nó vô trí người Phật-giáo thì nó làm cho lòng sùng-bái Đức Phật của y càng thêm mạnh-mẽ chớ không phải đụng ai nó cũng dục cho nhớ tới Đức Krishna là vấn-đề tư-tưởng đâu.
Trái lại khi nó gặp một người thuộc về phái duy-vật thì nó làm cho phần cao thượng của cái Trí y mở rộng ra.
HÌNH TƯ-TƯỞNG
Sự rung động của cái Trí còn rút chất Trí-tuệ làm ra một cái hình gọi là hình Tư-tưởng.
Thế nên khi ta tưởng tới cái nón thì hình cái nón hiện ra trước mặt ta, song ta không thấy nó.
Hình nầy là một sanh vật, cũng sống lâu cũng thác yểu, cũng mạnh, cũng yếu như con người vậy. Muốn cho hình tư-tưởng sống lâu và mạnh-mẽ thì phải tưởng tới nó luôn luôn bởi vì tư-tưởng là đố ăn nuôi dưỡng nó. Không có đồ ăn, nó sẽ đói, yếu sức rồi thác. Thác là rã ra chất Trí-tuệ như trước.
Bây giờ, thí-dụ ta tưởng tới một người nào đó thì tư-tưởng của ta hóa hình đi tới ở một bên người đó rồi. Nếu ta chỉ tưởng có một lần thôi thì chẳng bao lâu hình Tư-tưởng nầy sẽ tan ra chất Trí-tuệ như trước. Số mạng của những tư-tưởng bông-lông, mơ-màng là như thế đó. Trái lại, nếu mỗi ngày ta mỗi tưởng vài ba lần như vậy lâu năm chầy tháng thì hình Tư-tưỏng nầy sẽ sống lâu.
Khi luyện tập tư-tưởng cho mạnh-mẽ rồi ta có thể sai nó đi làm những công việc của ta muốn.
Xin nhớ ba điều-kiện thành lập những hình Tư-tưởng như sau đây 1. Cái Phẩm của tư-tưởng làm ra màu sắc.
2. Bản-tánh của tư-tưởng làm ra hình-dạng. 3. Sự đích-xác của tư-tưởng làm ra châu-vi.
MÀU SẮC CỦA NHỮNG HÌNH TƯ-TƯỞNG
Hình tư-tưởng có màu sắc. Xin nói ý-nghĩa vài màu thôi. Tỷ như : Tình yêu thương sanh ra màu hường sáng-rỡ.
Có lòng từ-bi bác-ái, thì màu vàng trong-trẻo như cây ngọc-trâm hoa (primevèro).
Màu vàng chỉ về trí-tuệ nhưng biến-đổi khác nhau tùy theo tính- cách của tư-tưởng.
Nếu lo mở-mang trí-thức có mục-đích ích-kỷ thì màu vàng trở nên sậm và tối.
Đây là nói một cách miễn cưỡng, phải mở Thiên-nhãn và có kinh- nghiệm mới thật hiểu được ý-nghĩa của các màu và không lầm-lạc.
SỰ CHỌN LỰA TƯ-TƯỞNG
Sự chọn lựa tư-tưởng còn quan-trọng và cần-thiết hơn sự lựa chọn đồ ăn bởi vì tư-tưởng có quyền-năng sửa đổi số-mạng ta chẳng những kiếp nầy mà tới kiếp sau nữa.
Muốn biết vì lý-do nào thì phải biết sự ích-lợi của tư-tưởng tốt và cái tai-hại của tư-tưởng xấu
ẢNH-HƯỞNG CỦA TƯ-TƯỞNG XẤU
Mỗi lần ta sanh ra một tư-tưởng xấu thì ta phạm phải ba tội một lượt :
1. Tội thứ nhứt : Ta làm hại ta trước hết vì cái Trí ta trở nên xấu. 2. Tội thứ nhì : Ta hại những người ở chung quanh ta.
3. Ta thêm những sự đau-khổ cho đời.