II CÓ ĐIỀU-ĐỘ TRONG MỌI SỰ VIỆC

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 122 - 126)

- Ba là : có từthiện không ?

Y có thể nhìn rõ những tư-tưởng, phân biệt những nhược điểm, nhìn thấy cái hào-quang mà chúng ta vừa nói đến ở trên

II CÓ ĐIỀU-ĐỘ TRONG MỌI SỰ VIỆC

CÓ ĐIỀU-ĐỘ TRONG MỌI SỰ VIỆC

Phải tuân theo mới bảo-vệ được sức khoẻ

a)---Về bữa ăn Nói cho đúng phép : Đói mới ăn, khát mới uống. Không nên ăn quá sức chịu đựng của dạ-dày, mà cũng không nên ăn ít quá, vì không đủ những chất cần-thiết để bồi-bổ sức-lực đã hao mòn.

Điều hay hơn hết là phải ra công học hỏi Xác-thân, coi nó cần dùng món chi hạp với nó để có đủ sức hoạt-động mạnh-mẽ và loại ra món nào nó không thích. Thường khi những món ngon miệng không hữu-ích cho xác-thân mà còn gây nhiều tai-hại như : Rượu và Thịt chẳng hạn.

Ngoài ba bữa ăn chánh, không nên ăn cái chi cả. Ăn Ngọ được rất tốt, song điều nầy không phải mỗi người điều thực-hiện được một cách dễ-dàng, trừ ra những người đã lớn tuổi.

b)---Về giấc ngủ.

Đừng ngủ ít quá mà cũng đừng ngủ nhiều quá. Ngủ ít quá, bộ thần-kinh căng-thẳng, sanh ra nóng-nảy, quạu-quọ. Ngủ nhiều quá thì sanh ra lười biếng, đần-độn.

Hảy ngủ cho vừa phải ; phải xem-xét coi Xác-Thân của chúng ta cần phải ngủ mấy giờ. Về điều nầy mỗi người mỗi khác. Thường thường lớn tuổi thì ngủ ít hơn hồi còn trẻ.

Nên ngủ trong trong khoảng 10 giờ tối (22 giờ) tới 6 giờ sáng là vừa.

c)---Về mấy việc khác.

Đừng làm việc quá sức, đừng làm quá độ. Phải tự lượng sức mình. Việc nào không nổi thì bỏ, đừng quá rán sức mà có hại cho thân, và công việc cũng sẽ hư.

Nên luôn luôn nhớ đến năng-lực, làm việc thế nào cho khỏi bị mệt nhọc, và bộ thần-kinh khỏi bị suy-nhược.

Nên tập thể-dục vừa sức. Đừng tập dượt những môn thể- thao mệt-nhọc, có thể đi bộ, cỡi xe đạp cũng được.

d)---Phải tiết-dục

Nên biết rằng sự giao-hợp là một phương-tiện để tạo ra một hình-hài đặng cho Linh-hồn nhập vào hầu tiếp-tục sự tiến-hoá đã bỏ kiếp mới rồi, chớ không phải vì sự vui sướng của xác-thịt.

Nếu phung-phí lực sanh-hoá một cách vô-lối thì là tự giết mình lần mòn.

Bộ Thần-kinh sẽ suy-nhược, xác-thân sẽ xanh-xao yếu-đuối, dễ làm mồi cho bịnh-hoạn.

Nếu không cải-hối kịp-thời thì e cho phải chết sớm, trước ngày giờ mà Thiên-Đình đã định sẵn cho mình, mà lại còn gây những nghiệp-quả xấu cho 3 thể Thân, Vía, Trí kiếp sau nữa.

Thế nên phải hết sức tiết-dục. Thật là : Có Trời mà cũng có ta.

Tu là cội Phúc.

Hãy quan-niệm cuộc đời một cách vui-vẻ.

Hãy tiếp-nhận một cách can-đảm và hân-hoan các sự thử- thách đưa tới.

Đừng lo ngại những sự khó-khăn, vì đó là con đường để mở- mang ý-chí, và giúp cho xác thân trở nên cường-tráng.

Hãy thưởng-thức vẻ đẹp thiên-nhiên, hãy trau-giồi lòng mến thiên-nhiên, hãy sống gần thiên-nhiên mổi khi có thể được, điều nầy tối quan-hệ : không-khí trong-sạch rất cần cho sức-khoẻ. Nếu Sanh- viên bị bắt-buộc sống trong đô-thị, thì mổi khi có thể làm được, nên sống môt ngày hay nhiều ngày ở nơi thôn-dã, rừng núi, biển sông.

Sự tập thở dài hơi và cho đều, rất hữu-ích.

Sau cùng, hãy suy-nghĩ và phác-hoạ một cách đại-khái, cách sống cho đúng vệ-sanh, rồi hãy theo đúng chương trình đó, đều-đặn, tùy theo lẽ phải.

Một khi đã tập quen được cái nếp sống đó rồi, thì đừng bận tâm tới nó nữa.

Nếu cần phải nghĩ đến xác-thân thì quí bạn hãy nghĩ rằng : nó mạnh-mẽ, nó tinh-khiết và trầm-lặng.

Xác-thân ta phải là con ngựa của ta cỡi. Một khi đã sắp sẵn tất cả mọi điều để cho nó được lành mạnh thì thỉnh-thoảng nhìn xét nó một cách qua loa cũng đã đủ, vì thời-giờ và tư-tưởng ta còn phải tập- trung vào những việc cần thiết và hữu-ích khác.

XÁC-THÂN TRỰC-TIẾP LIÊN-HỆ TỚI TIÊN-THỂ (Corps Atmique)

Xác-thân trực-tiếp liên-hệ tới Tiên-thể (Corps Atmique), lớp vỏ của ATMA (1), [(1) Kinh sách xưa của Ấn-Độ thường dùng chử ATMA đồng-nghĩa với Chơn-Thần (Monade).] ngôi thứ Nhứt của Chơn-Nhơn, trên cõi Niết-Bàn hay là Cảnh Giới thiêng-liêng.

Nó là Thể đặc-biệt của Ý-chí và do đó là Cơ-quan của sự Hành-động.

Vì thế tinh-luyện nó là một việc tối quan-trọng. Tinh-luyện nghĩa là phục-hưng, cải-tạo lại xác-thân để dùng nó vào nhựng mục-

đích tinh-thần; vì vậy,---tinh-thần-hoá xác-thân là điều hết sức trọng- hệ và rất cần-thiết.

Xác-Thân chỉ phải chứa đựng những hợp-chất nào thanh-bai, tinh-khiết nhứt của ba chất :

Chất đặc Chất lỏng, và Chất hơi,

ba cảnh chót Hồng-Trần là :

cảnh thứ năm, cảnh thứ sáu và cảnh thứ bảy cùng những hợp chất của 4 chất dỉ-thái Hồng Trần, làm ra cái Phách, ấy là :

Chất dĩ-thái thứ nhứt, hay là nguyên tử, căn bản Hồng-Trần, Chất dĩ-thái thứ nhì,

Chất dĩ-thái thứ ba, và

Chất dĩ-thái thứ tư của 4 cảnh cao Hồng-Trần tức là Cảnh thứ nhứt, thứ nhì, thứ ba và thứ tư.

Ai mà có một xác-thân được cấu-tạo như thế thì nội trong kiếp nầy sẽ đi đến quả-vị Chơn-Tiên.

Tại sao Xác-thân của Sanh-viên Huyền-bí-học phải tráng-kiện ?

Sách DƯỚI CHƠN THẦY đã dạy chúng ta về điểm nầy rồi. Tôi xin lặp lại ở đây :

“Thân con là con thú của con nuôi, con ngựa của con cỡi, bởi vậy phải đối đãi với nó cho tử-tế và phải săn-sóc nó kỹ-lưỡng. Đừng bắt nó làm quá sức và phải nuôi nó cho đúng phép với những đồ ăn uống tinh-khiết và giữ-gìn cho nó sạch sẽ luôn luôn ; đừng dung-dưỡng một mảy bợn-nhơ. Bởi vì, nếu không có một xác-thân tinh-khiết và tráng- kiện thì không thế nào con lo nổi công việc khó-khăn trong lúc tập- luyện đặng bước vào cửa Đạo, con không chịu nổi những nổ-lực cần- thiết và lặp đi lặp lại mãi”.

Mới đọc sơ qua thì không thấy chi là lạ, là khó khăn. Nhưng chừng có kinh-nghiệm rồi mới biết những lời nầy thật là đúng tới bực nào.

Sự huấn luyện huyền-bí bắt buộc thể xác phải rán sức rất nhiều, bộ thần-kinh phải mảnh-mai, và luôn luôn căng-thẳng. Như thế mới trở nên nhạy-cảm được.

III

Một phần của tài liệu HOC CO TIEN HOA TOAN TAP (Trang 122 - 126)