- Ba là : có từthiện không ?
5. Tinh-tấn 6 An-phận.
TẠI SAO NGƯỜI ĐỆ-TỬ PHẢI CÓ MỘT HẠNH-KIỂM VƯỢT BỰC NGƯỜI THƯỜNG
NGƯỜI THƯỜNG
Trước khi kết-thúc, tôi tưởng phải nhấn mạnh một lần nữa về việc bắt buộc người Đệ-tử phải có một Hạnh-kiểm vượt bực người thường.
Chu huynh hãy thí-dụ rằng y hãy còn có những nhược- điểm rất thông-thường của thế-tục; như là : các lổi lầm của những kẻ xung-quanh hãy còn làm cho y nổi giận, những việc thường xảy ra trong đời sống hằng ngày còn làm được cho y nản lòng, bối rối ; chư huynh thử thí-dụ y không làm chủ được sự bình-tỉnh của mình, y không có một tấm lòng từ-bi luôn luôn tăng-trưởng, một tấm lòng thiện-cảm bao-la và rộng-rải, chu huynh thử thí-dụ rằng một khi bị chửi rủa, y nổi giận chớ không phát tâm từ-bi, y quạu quọ chớ không tha thứ, nói tóm lại là y hẹp-lượng khoan-hồng và không kiên-nhẩn---nếu thu-nhận một người như vậy vào trong Thánh-Điện, nếu đặt vào tay y, dù rất ít, những quyền-năng phi-phàm vượt mức người thường thì kết quả ra sao ? --Người ta sẽ lo ngại hay biết chắc-chắn rằng những lổi-lầm nhỏ bé đó---rất thông-thường với những người thế-tục sẽ xảy ra những tai-hại kinh-khủng. Nếu một người Đệ-tử hay nổi giận thì những quyền-năng mới được nảy nở nơi Linh-hồn y, cái sức mạnh của ý-chí y, cái sức mãnh-liệt của Tư-Tưởng y nếu không được ngự-trị thì y sẽ là nguồn gốc của sự nguy-hiểm cho
các đồng-loại. Thí-dụ y không lòng khoan-dung, y không biết thương-xót, không thông cảm với những ai còn có những khuyết-điểm mà y đã ngự trị được rồi, không hiểu được rằng sự sa-ngã là một việc rất dễ-dàng, thì người đã được Điểm-Đạo sẽ sống cách thế nào giữa nhơn-loại ?
Y có thể nhìn rõ những tư-tưởng, phân biệt những nhược-điểm, nhìn thấy cái hào-quang mà chúng ta vừa nói đến ở trên