Khối l−ợng trứng ngan qua các tuần đẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận hà nội (Trang 72 - 75)

4. Kết quả thảo luận

4.2.5. Khối l−ợng trứng ngan qua các tuần đẻ

Khối l−ợng trứng ngan là một tính trạng chịu sự tác động của một số lớn các gen, cho đến nay ng−ời ta ch−a xác định đ−ợc chính xác một số gen quy định khối l−ợng trứng. Ngoài các yếu tố di truyền ảnh h−ởng đến khối l−ợng trứng thì còn rất nhiều các yếu tố khác nh− quy trình chăm sóc nuôi d−ỡng đàn bố mẹ, thời điểm đẻ trong một chu kỳ đẻ, tuổi của ngan và khối l−ợng cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Cự Nhân và cộng sự ( 1972) đã cho biết khối l−ợng trứng có t−ơng quan thuận với khối l−ợng cơ thể.

Bảng 4.6: Khối l−ợng trứng ngan qua các tuần tuổi.

Tuần tuổi n (quả) X±mx CV%

25 9 72,41 ± 0,97 4,02 26 26 72,83±0,89 6,23 27 39 73,15±0,09 7,68 28 67 74,20±0,83 9,16 29 83 74,35±0,86 10,54 30 101 74,35±0,87 9,44 31 120 74,93±0,67 9,94 32 130 75,23±0,64 9,70 33 115 77,09±0,66 9,18 34 103 78,14±0,72 9,36 35 97 79,01±0,67 8,35 36 89 79,43±0,70 8,32 37 84 81,63±0,71 7,97 38 82 83,36±0,73 7,93 39 78 83,39±0,65 6,89 40 76 83,89±0,60 6,24 41 78 84,59±0,55 6,41 42 75 84,79±0,53 5,63 43 75 83,97±0,53 5,41 44 63 83,97±0,52 4,92 45 64 84,85±0,50 4,72 46 60 84,40±0,56 5,13 47 58 84,81±0,54 4,85 48 61 83,95±0,63 5,86 TB 1833 82,09±0,1487 7,76

Qua kết quả khảo sát 1.833 trứng, chúng tôi thấy khối l−ợng trứng tăng dần theo tuần tuổi từ 72,41 ở tuần tuổi 25 đến 83,36 ở tuần tuổi 38 và sau đó khá ổn định đến tuần tuổi 48 là 83,95. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật đẻ trứng của gia cầm cũng nh− kết quả công bố của nhiều tác giả và khối l−ợng trứng ngan tăng dần theo tuần tuổi và ổn định.

Khi đẻ quả trứng đầu tiên, tức là ngan đã thành thục về sinh dục nh−ng lúc này nó ch−a thành thục về thể vóc. Vì vậy chất dinh d−ỡng thu nhận hàng ngày ngoài việc tập trung để hình thành trứng, nó còn cần đ−ợc cung cấp cho việc hoàn thiện cơ thể. Từ tuần tuổi 40 khối l−ợng ổn định.

Khối l−ợng trứng có hệ số di truyền cao (theo Wyatt 1993, h2 = 0,52; King và Herderson, 1954; h2 = 0,5 – 0,65) nên có thể cải l−ơng di truyền tính trạng này một cách nhanh chóng qua con đ−ờng chọn giống. Tuy nhiên, khối l−ợng trứng và sản l−ợng trứng có t−ơng quan âm, khối l−ợng trứng tăng thì sản l−ợng trứng sẽ giảm. Cho nên đó cũng là nguyên nhân phải hạn chế khối l−ợng trứng ở mức phù hợp với sinh lý con mái và kỹ thuật ấp. Mặt khác, khối l−ợng trứng liên quan chặt chẽ đến khối l−ợng cơ thể con mái nên khi muốn tăng khối l−ợng trứng ta phải tăng khối l−ợng cơ thể mái, điều đó đồng nghĩa với việc tăng chi phí thức ăn.

Khối l−ợng trứng ngan trung bình đạt 82,09g. Nh− vậy là cao hơn trứng gà, trứng vịt. Ví dụ: Trứng vịt cỏ khối l−ợng trung bình đạt 60 – 70g, Super M cũng chỉ có khối l−ợng 71 – 72g ( Hoàng Văn Tiệu và cộng sự 1993), gà ri có khối l−ợng 40 – 45g ( Lê Xuân Đồng 1979), ngan nội có khối l−ợng trứng 64,48 ( Bùi Quang Tiến, 1994).

Theo Romanzoff (1985) nghiên cứu trên đàn ngan nuôi tại Pháp cho biết khối l−ợng Ngan biến động từ 65 – 90g. Theo Phùng Đức Tiến ( 1995 – 1998) thì khối l−ợng trứng ngan Pháp nuôi tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thuỵ ph−ơng là 76,3g. Kết quả bảng 4.6 còn cho biết hệ số biến động của

trứng ngan giao động trong khoảng 4,02 - 10,54. Hầu hết các tuần khảo sát hệ số biến động đều nhỏ hơn 10%, chỉ duy nhất tuần 29 hệ số biến động 10,54%. Nh− vậy khối l−ợng trứng t−ơng đối đồng đều, trung bình hệ số biến động là 7,76. Đây là phạm vi biến động th−ờng của các loại trứng gia cầm ( từ 7,5 – 9%). Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy con ngan Pháp ngày càng thích nghi với điều kiện khí hậu n−ớc ta.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận hà nội (Trang 72 - 75)