Tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận hà nội (Trang 42 - 43)

Với ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng nếu giống là “nguyên nhân bên trong” là tiêu đề thì thức ăn là “nguyên nhân bên ngoài” quan trọng. Thức ăn là cơ sở để giống phát huy hết khả năng di truyền một cách −u việt nhất. Thức ăn quyết định 70 – 80% tổng chi phí trong chăn nuôi gia cầm, thức ăn ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của gia cầm.

Gia cầm sinh sản ng−ời ta căn cứ vào hiệu quả sử dụng thức ăn cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống để đánh giá về khả năng sản xuất của gia cầm sinh sản.

Với gia cầm h−ớng thịt ng−ời ta căn cứ vào tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng, tiêu tốn thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ng−ợc lại. Khi hai cơ thể cùng xuất phát, để đạt đ−ợc một khối l−ợng nhất định nào đó thì cơ thể sinh tr−ởng chậm, mất thời gian hơn, trong thời gian dài hơn đó ngan tăng trọng chậm phải mất năng l−ợng duy trì cao hơn nhiều so với ngan tăng trọng nhanh, điều đó dẫn đến tiêu tốn thức ăn cao. Mặt khác, tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hóa và dị hóa tốt hơn, khả năng trao đổi chất tăng c−ờng hơn làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp, Chambers (1984) [53] đã xác định hệ số t−ơng quan di truyền giữa khối l−ợng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn th−ờng là rất cao (0,5 - 0,9), còn t−ơng quan di truyền giữa sinh tr−ởng và chuyển hóa thức ăn là âm và rất thấp (-0,2 đến –0,8).

Tiêu tốn thức ăn còn phụ thuộc vào độ tuổi, khi con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau l−ợng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng càng cao.

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999) [38] cho biết ngan lai R51 và R31 tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng ở các độ tuổi với ngan trống 4 tuần là 1,5kg; 8 tuần 2,54kg và 10 tuần là 2,88kg. Đối với ngan mái: 4 tuần là 1,78kg; 8 tuần là 2,69kg và 10 tuần là 3,26kg.

Vậy tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy các nhà chăn nuôi tập trung nghiên cứu nhằm tạo ra những tổ hợp lai có sức sinh tr−ởng nhanh và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận hà nội (Trang 42 - 43)