Chi th−ờng xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 80)

- Hội cựu chiến binh Hội nông dân

a. Chi th−ờng xuyên

Qua số liệu trên Bảng 15 ta thấy tình hình chi th−ờng xuyên của năm 2001 là10.085 triệu đồng chiếm 54,54% tổng chi NSX, năm 2002 là 13.448

triệu đồng chiếm 60,78% so với tổng chi NSX, năm 2003 là 25.328 triệu đồng chiếm 53,0% NSX. Nh− vậy năm 2002/2001 là133,35%; năm 2003 /2002 là 188,34% bình quân ở các năm là 160,84%. .

Tỷ trọng chi th−ờng xuyên trong tổng chi NS nói chung tăng lên rõ rệt (trừ phần trợ cấp khó khăn). Với mức tăng chi th−ờng xuyên do đâu ta phải xem xét từng nội dung cụ thể:

+ Chi sự nghiệp xã hội - h−u xã: đây là các khoản chi cho các hoạt động mang tính chất xã hội, các khoản chi trả h−u xã.

Hiện nay Đảng và Nhà n−ớc đã giải quyết các vấn đề về xã hội bằng những chủ tr−ơng, chính sách cụ thể. Nh−ng có những chính sách xã hội mà chính quyền cấp trên không thể nào quan tâm hết đ−ợc nên chính quyền cơ sở trách nhiệm giải quyết, mặc dù ba năm qua bình quân NS chỉ đáp ứng gần 12,4% tổng chi th−ờng xuyên nh−ng có ý nghĩa rất lớn. Hầu hết các xã đã quan tâm đến gia đình th−ơng binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo có khó khăn... nhiều xã đã xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra NSX hàng năm còn chi hàng triệu đồng cho việc trợ cấp cứu tế xã hội, cho đối t−ợng lang thang cơ nhỡ, chi phòng chống các tệ nạn xã hội, Diễn Châu là một huyện mà ở đó tên Nguyễn Văn L−ợng đã có cả một trang trại trá hình thu gom, sao chế thuốc phiện cung cấp đi các nơi, công an đã phá án. Tuy thế ảnh h−ởng tiêu cực của nó trong nhân dân không phải hết ngay, mà cần phải có thời gian, qua điều tra xã hội ở các xã nh− Diễn Phúc, Diễn Thắng, Diễn Thành là các xã lân cận trang trại thì số l−ợng ng−ời nghiện hút là đáng kể, chủ yếu là thanh niên.

Nhiều ng−ời ng−ời bị nhiễm HIV, một số đã chuyển sang AID, thế nh−ng các xã chỉ mới trích một phần NS trong việc tuyên truyền còn thực sự việc giúp đỡ những đối t−ợng này có việc làm, có thu nhập để hoà nhập cộng đồng còn bị hạn chế, đây là vấn đề nhức nhối mà huyện, tỉnh cần quan tâm trợ giúp, xã phải có những chủ tr−ơng, giải pháp cụ thể. Muốn thực hiện đ−ợc tốt,

có hiệu quả công tác này thì NSX phải đ−ợc xây dựng ngày càng lớn mạnh. + Chi trợ cấp khó khăn: Đây là khoản chi giúp đỡ, t−ơng trợ các gia đình

khó khăn, thiên tai, bão lụt. Khoản trợ cấp này năm 2002 so với 2001giảm đi 18%, đến năm 2003 với nguồn thu tăng lên đáng kể, NSX đã giành một tỷ lệ đáng kể để trợ cấp khó khăn cho đồng bào, đặc biệt là đồng bào các vùng công giáo. Một số xã Diễn Lâm, Diễn Mỹ... số hộ đói nghèo vẫn còn nhiều, đời sống nhân dân còn cực khổ, NSX đã dành ra 4,2% (năm 2001), 2,88% (năm 2002), 2,95% (năm 2003). Những tỷ lệ % nhỏ nh− thế nói lên việc trợ cấp khó khăn không phải là điều chúng ta mong muốn, nh−ng cũng không thể không trích ra một tỷ lệ nào đấy trong bất kỳ xã hội nào.

+ Chi sự nghiệp giáo dục: Bao gồm các khoản chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý.

Tuy nhiên ở một số xã khó khăn, thì nhà trẻ không thành lớp đ−ợc, các cháu chủ yếu là tự quản ở nhà. Nguyên nhân cơ bản là khó khăn về kinh phí, những xã này các cháu rất thiệt thòi, vì vậy đây cũng là vấn đề Nhà n−ớc cần quan tâm, nghiên cứu, phải có chế độ mà tr−ớc hết là chế độ l−ơng cho các cô mẫu giáo, tạo điều kiện cho phong trào mẫu giáo phát triển đồng đều ở mọi xã.

+ Chi sự nghiệp y tế: Đây là khoản nhằm hỗ trợ chi th−ờng xuyên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã, ngoài ra còn chi cho các tổ chức y tế tiêm phòng, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.

Trong những năm qua tỉnh đã có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các cán bộ y tế có trình độ về phục vụ cho các tuyến xã, nhiều xã có điều kiện

thuận lợi về NS đã đầu t− cơ sở vật chất t−ơng đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ, nhiệt tình, thực sự phát huy chức năng là y tế tuyến cơ sở, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân mỗi khi ốm đau. Song một số xã do NS khó khăn, việc đầu t− cho y tế hạn chế nên mỗi khi ốm đau, ng−ời dân đều phải chuyển hết về tuyến trên, gây tốn kém nhiều khi không thật sự cần thiết.

Tuy NSX còn hạn hẹp nh−ng việc chi cho sự nghiệp y tế của huyện Diễn Châu đã đ−ợc quan tâm, tỷ trọng trong tổng chi NS th−ờng xuyên đã tăng lên, năm 2001 là 0,83%, năm 2002 là 1,11%, năm 2003 là 2,9%. Huyện đã đầu t− cho các xã khó khăn về NS tạo điêu kiện cho xã mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế...

+ Chi sự nghiệp văn hoá- thông tin - thể thao: Đây là khoản chi quan trọng, nó góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới ở nông thôn, xây dựng con ng−ời mới có văn hoá, có trí lực, thể lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Các khoản chi của NSX về văn hoá thông tin tăng lên 1,59% trong tổng chi NS, nh− vậy tỷ lệ 2002 so với 2001 là 185,71%; thì năm 2003 so với 2002 đã là 728,54%. Tỷ lệ bình quân chung trong 3 năm là 457.13%, nhờ có khoản chi NS nh− thế nên tính đến năm 2003 thì 38/39 xã đã có hệ thống truyền thanh, 390/446 xóm có nhà văn hoá, đặc biệt xã Diễn An đã kết hợp với phòng văn hoá huyện tổ chức tốt lễ hội Đền Cuông hàng năm tại đền thờ An D−ơng V−ơng về sự tích Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Ngoài ra NSX còn quan tâm khai thác duy trì vốn văn hoá cổ truyền của địa ph−ơng, nh− làng chèo Diễn Hạnh, Diễn Xuân... các chiếu chèo ở các xã ấy đ−ợc nhân rộng và phát triển, thông qua việc tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng mà NSX có sự đầu t− trợ giúp.

- Các khoản chi cho sự nghiệp thể thao trong 3 năm qua cũng đã có sự tăng lên trong tổng chi NSX, năm 2001 chiếm 0,11%, năm 2002 tăng lên 0,18%, năm 2003 đ−ợc 0,48%. So với kế hoạch năm 2003 đạt đ−ợc 227,52%. So sánh bình quân 3 năm đạt đ−ợc 379,63%. Nhiều xã nh− Diễn Minh, Diễn Thành, Diễn Xuân ... đã trích NSX ra để xây dựng câu lạc bộ thể thao ở cơ sở.

Phong trào thể dục thể thao trong các làng xã phát triển, nhiều xã thanh thiếu niên đã có những đội bóng, các giải bóng đá cầu lông đã đ−ợc tổ chức d−ói sự tài trợ của NS xã, thị trấn. Chính sự phát triển này một mặt là nguồn bồi d−ỡng phát hiện nhân tài cho đội bóng thiếu niên, nhi đồng của tỉnh, nguồn nhân lực cho đội bóng sông Lam đã từng có tiếng tăm trong toàn quốc, mặt khác nó là sân chơi cho các em thanh, thiếu nhi để tránh cho các em bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.Toàn huyện đã có phong trào xây dựng các gia đình văn hoá, cụ thể là đã có 6.900 gia đình đạt danh hiệu trên.

Tuy thế việc đầu t− cho lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao là rất rộng, điều kiện để đáp ứng của NSX hiện nay còn rất hạn chế, do vậy việc đầu t− phải tính toán có hiệu quả để trong điều kiện NS có hạn nh−ng phong trào vẫn phát triển.

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Đây là các khoản chi cho việc duy tu bảo d−ỡng các công trình hạ tầng kinh tế nh− đ−ờng giao thông, đ−ờng điện, sửa chữa nhỏ cho các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, chi đầu t− nuôi d−ỡng các nguồn thu trên diện tích đầm ao hồ, ao công. Những khoản chỉ trên tuỳ ở mức độ khác nhau nh−ng xã nào cũng có chi cho sự nghiệp kinh tế của mình, qua 3 năm nguồn chi này đã có tỷ trọng tăng dần, trong tổng chi NS năm 2001 chiếm 1,36%; năm 2002 chiếm 3,01%; năm 2003 chiếm 3,42%, so sánh bình quân trong 3 năm đạt 255,338%. Chi cho sự nghiệp kinh tế là khoản chi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở các địa ph−ơng, quay lại tạo nguồn thu ngày càng tăng lên cho NSX.

Những năm gần đây thực hiện chính sách Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm, có những công trình có sự trợ giúp của NS tỉnh, huyện, nh−ng cũng có những công trình dân và NSX cùng làm. 60% các xã các con đ−ờng liên thôn đ−ợc rải đá cấp phối, 80% đ−ờng trong xóm đ−ợc bê tông hoá, hệ thống kênh m−ơng đ−ợc kiên cố hoá, bảo trì, bảo d−ỡng th−ờng xuyên bằng nguồn vốn

NSX. Nhiều xã có hệ thống ao hồ nh− Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Hải ... NSX đã đầu t− nuôi d−ỡng tôm, cá mang lại nguồn thu đáng kể cho xã.

Tóm lại chi cho phát triển kinh tế ở mỗi xã khác nhau, ngoài những xã có điều kiện về NS , cũng có những xã NS khó khăn thì đuợc NS cấp trên hỗ trợ. Tuy thế thực tế cho thấy ở xã nào việc quản lý NS tốt thì xã đó phát triển về mọi mặt hơn các xã khác.

+ Chi cho quản lý hành chính: Đây là các khoản chi trả l−ơng, sinh hoạt phí cho cán bộ đ−ơng chức ở xã, bao gồm cán bộ Đảng, chính quyền, các bộ phận chuyên môn, đoàn thể, đại biểu hội đồng nhân dân xã. Số còn lại chi cho công việc, công vụ phí, văn phòng phí, công tác phí, hội nghị và các chi khác.

Nhìn vào bảng tổng hợp chi NSX 3 năm gần đây, ta thấy đây là khoản chi đứng thứ nhất trong chi th−ờng xuyên, đứng thứ hai trong tổng chi NS. Trong tổng chi NS thì năm 2001 chiếm 27,13%; năm 2002 chiếm 28,76%; năm 2003 chiếm 21,43%, tuy điều kiện NS ở các xã có khác nhau nh−ng đa số các xã đã đáp ứng đ−ợc nhu cầu chi tối thiểu đảm bảo cho bộ máy hoạt động bình th−ờng, một số xã NS có khó khăn thì bổ sung từ NS cấp trên. Việc quản lý chi cũng đã tính đến sự hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả của từng khoản chi, chấp hành đúng chế độ, chứng từ, sổ sách kế toán và nguyên tắc chế độ tài chính hiện hành.

Qua thực tế tình hình về chi quản lý hành chính của NS ta nhận thấy:

- Năm 2002 tăng hơn so với 2001, nh−ng đến năm 2003 thì nguồn chi này giảm xuống. Nguyên nhân do có những khoản chi ngày tr−ớc NSX phải chi trả, còn bây giờ đã có NSNN chi trả 100% nh− phụ cấp HĐND xã, l−ơng và bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho toàn bộ cán bộ chức danh theo nghị định 09/CP, 5 chức danh phó đoàn thể và phó chủ tịch mặt trận vùng giáo, riêng đại biểu HĐND xã thuộc diện h−ởng phụ cấp 3% bảo hiểm y tế, phụ cấp cho cán bộ khuyến nông thôn xóm.

- Việc quản lý chi công việc ở một số xã còn thiếu chặt chẽ, tuy rằng đã có thực hiện khoán chi, nh−ng ở một số xã nhất là các xã có điều kiện về

NS lớn, vẫn còn chi hội nghị, tiếp khách nhiều, đây là nguyên nhân làm cho chi quản lý hành chính chiếm tỷ lệ cao.

+ Chi dân quân tự vệ: Bao gồm các khoản chi phục vụ cho công tác huấn luyện, xây dựng lực l−ợng dân quân tự vệ, tổ chức các cuộc diễn tập, chi cho công tác giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm, chi thực hiệnviệc đăng ký nghĩa vụ quân sự, chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã... Nhờ có khoản chi này mà tình hình trị an ở các thôn xóm đ−ợc đảm bảo, tất cả các xã trong huyện ở thôn xóm đều có tổ dân phòng, tổ dân c− tự quản. Toàn huyện đã thực hiện tốt NQ 08 của Bộ chính trị về chiến l−ợc an ninh quốc gia, NQ 09 của chính phủ về ch−ơng trình quốc gia về phòng chống tội phạm. Lực l−ợng dân quân tự vệ trong các năm qua đã th−ờng xuyên truy quét và đã mang lại chuyển biến rõ nét, xoá bỏ nhiều tụ điểm buôn bán lẻ ma tuý, tội phạm ma tuý đ−ợc kìm giữ có hiệu quả.

Qua bảng tổng hợp ta thấy khoản chi này không đồng đều qua các năm trong tổng chi NS, năm 2001 chiếm 3,9%; năm 2002 chiếm 4,7% giảm nhiều vào năm 2003 chỉ còn 3,2%. Việc giảm mạnh ở năm 2003 là điều đáng mừng biểu hiện tình hình trật tự trị an ở địa ph−ơng đ−ợc ổn định và vững mạnh.

Từ những phân tích trên cho phép ta rút ra một số nhận xét

- Qua các năm thực hiện Luật NSNN, hoạt động chi th−ờng xuyên của huyện Diễn Châu đã đáp ứng đ−ợc các yêu cầu tối thiểu cho hoạt động của chính quyền cấp xã, hiệu lực quản lý Nhà n−ớc đ−ợc giữ vững, uy tín của Đảng và Nhà n−ớc ở địa ph−ơng đ−ợc củng cố, mọi hoạt động phong trào phát triển khá tốt. Sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế, xã hội đ−ợc giữ vững, bộ mặt nông thôn đã bắt đầu đ−ợc đổi mới.

- Kết quả trên thể hiện hiệu quả các khoản chi NSX, phần lớn các xã đã biết sử dụng nguồn NS để chi vào các công việc cần thiết một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả. Tuy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã trong

huyện khác nhau nh−ng cùng với sự hỗ trợ có trọng điểm của NS cấp trên, các xã đã đảm bảo sự hoạt động bình th−ờng của chính quyền xã trên toàn huyện.

- Sự quan tâm của chính quyền đã giúp các cán bộ tài chính hoàn thành nhiệm vụ quản lý NSX, ng−ợc lại sự phát triển của các hoạt động ở xã cũng thể hiện sự quan tâm của NS cấp trên và sự nỗ lực cao trong quản lý và điều hành NSNN trên địa bàn, thể hiện công tác kế hoạch NS của huyện đã bắt đầu từ căn cứ khoa học thực tiễn.

- Nh−ng xét riêng cho từng xã thì chỉ có những xã hoàn thành v−ợt mức kế hoạch thu mới có tỉ lệ kế hoạch chi cao, còn các xã có mức thu nhập thì kế hoạch chi cũng không thể hoàn thành, khi đó các xã phải tiết kiệm chi để bảo đảm cân đối thu - chi. Nh− vậy chính quyền xã sẽ không làm đ−ợc những công việc nh− dự kiến.

Nguyên nhân của tình trạng trên

+ Việc quản lý chi còn thiếu chặt chẽ, ở một số xã các khoản chi còn ch−a đúng theo Luật NSNN.

+ Quản lý chứng từ ch−a chặt chẽ, còn có hiện t−ợng hợp pháp hoá chứng từ xảy ra ở một số xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)