Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

. Các khoản chi th−ờng xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật: Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà n − ớc, HĐND cấp

d. Các ngành dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (GCĐ 94): 735.488 triệu đồng, đạt 117,7% KH, tăng 26% so với năm 2002.

Các ngành dịch vụ năng động trong cơ chế thị truờng, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu về hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, giá cả các mặt hàng trong năm t−ơng đối ổn định.

Hoàn thành quy hoạch tổng thể và chi tiết khu du lịch biển Diễn Thành, b−ớc đầu đã triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đ−ờng giao thông, thoát n−ớc) đã thu hút đ−ợc nhiều nhà đầu t− ở địa ph−ơng và ngoài tỉnh về đầu t− kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho hàng trăm lao động. Bãi tắm Diễn Hải đang đ−ợc triển khai lập quy

hoạch, tạo thành quần thể du lịch chung ở Diễn Châu. Quy hoạch mạng l−ới chợ nông thôn đã đ−ợc lập và đang trình tỉnh phê duyệt.

3.1.2.3. Về văn hoá, y tế, x hội

Mấy năm gần đây Diễn Châu là một trong những huyện điển hình về phong tráo văn hoá, y tế, giáo dục xã hội của tỉnh Nghệ An, các xã trong huyện đã có đầy đủ phòng học cho trẻ em đến tr−ờng. Trong những năm qua nhân dân Diễn Châu đã tập trung chú trọng việc dạy và học do vậy số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày một tăng. Mạng l−ới y tế xã phát triển khá tốt, 100% trạm xá xã có bác sỹ, 100% xóm có y tá, 39/39 xã thị trấn có trạm y tế và đ−ợc xây dựng khang trang.

Công tác thông tin liên lạc trong các năm qua đ−ợc quan tâm đúng mức, 100% số xã có điểm b−u điện văn hoá xã, đến nay toàn huyện có gần 6.000 máy điện thoại, bình quân 2,12 máy/100 dân. Đài truyền hình huyện đã đ−ợc nâng cấp và phủ sóng cho 100% số xã trong huyện nhằm giúp cho nhân dân nắm bắt thông tin kịp thời phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhân rộng mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn về giống cây trồng, vật nuôi ... đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Quốc phòng an ninh đ−ợc giữ vững luôn hoàn thành chỉ tiêu giao quân cả số l−ợng và chất l−ợng, công tác khám tuyển quân cho năm 2004 đã triển khai đúng lịch, đảm bảo số l−ợng, chất l−ợng. Huyện đã thực hiện tốt NQ 08 của BCT về chiến l−ợc an ninh quốc gia, NQ 09 của chính phủ về ch−ơng trình quốc gia phòng chống tội phạm và tội phạm ma tuý.

Đánh giá chung: Nhìn chung trong những năm gần đây, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thành và có nhiều chỉ tiêu hoàn thành v−ợt mức kế hoạch đề ra. Năm 2003 tốc độ tăng tr−ởng kinh tế 16,15%, đạt 107% KH, trong đó Nông, Lâm, Ng− tăng 19,65%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,3%,

dịch vụ tăng 26%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng h−ớng, kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, thu NS đạt kết quả tốt. Văn hoá xã hội lành mạnh và ổn định, các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma tuý đ−ợc kìm giữ có hiệu quả, công tác y tế bảo vệ sức khoẻ tiến bộ rõ rệt, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng nâng cao, nên tỷ lệ đói nghèo đến cuối năm 2003 chỉ còn 11% giảm 2,5% so với đầu năm, quốc phòng an ninh đ−ợc giữ vững.

Nh− vậy đặc điểm kinh tế văn hoá - xã hội của huyện Diễn Châu có ảnh h−ởng sâu sắc tới tình hình thu chi NSNN nói chung và NSX nói riêng, các khoản thu chi của NSX ngày càng đ−ợc mở rộng và phát triển nh−ng cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng hết mình của của các cấp chính quyền và ban tài chính cấp xã.

3.2. Phơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Chọn điểm để nghiên cứu

Luận văn dùng ph−ơng pháp chọn điểm để nghiên cứu, trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện, đi sâu nghiên cứu cụ thể ở các điểm (xã) theo vùng

3.2.2. Chuyên khảo

Luận văn dùng ph−ơng pháp chuyên khảo để nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về NSNN, NSX, quản lý NSNN các cấp, đặc biệt là NSNN cấp xã, tham khảo các báo cáo dự toán NS và quyết toán NSX, báo cáo tổng kết về tình hình quản lý ngân sách cấp xã, các số liệu về báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm của địa ph−ơng đ−ợc chọn làm địa điểm nghiên cứu.

3.2.3. Thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp nh− tình hình phát triển kinh tế - xã hội; tình hình dân số và lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sự nghiệp kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn, ph−ơng h−ớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đ−ợc thu nhập tại các phòng chức năng của huyện.

Cụ thể là ở các phòng nh− phòng tài chính, phòng thống kê, văn phòng huyện, phòng ngân sách sở tài chính ...

- Thu thập thông tin sơ cấp: Số liệu điều tra đ−ợc thảo luận qua ban tài chính ở các xã.

3.2.4. Thống kê mô tả

Mô tả địa bàn nghiên cứu, mô tả thực trạng trong ngân sách, mô tả bộ máy quản lý ngân sách của huyện và xã

3.2.5. Đối chiếu

Dựa trên các số liệu đã thu thập, dùng ph−ơng pháp đối chiếu để xem việc quản lý có tốt hay không, ở đây có sự đối chiếu các quá trình quản lý với Luật NSNN, các văn bản d−ới luật. Quản lý NSX là quản lý tài chính của Nhà n−ớc, quản lý có tính tuân thủ, tính pháp lệnh cao. Bởi vậy ph−ơng pháp đối chiếu sẽ đ−ợc dùng phổ biến trong báo cáo này.

3.2.6. Chuyên gia

Thu thập có chọn lọc các ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong từng lĩnh vực: quản lý, tài chính ... để nghiên cứu.

3.2.7. So sánh

Qua các số liệu đã thu thập, sử dụng ph−ơng pháp so sánh và để từ đó rút ra quy luật biến động và phát triển các vấn đề mà luận văn quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)