Đặc điểm, địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Một số đặc điểm của huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)

. Các khoản chi th−ờng xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật: Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà n − ớc, HĐND cấp

3.Đặc điểm, địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Một số đặc điểm của huyện Diễn Châu

3.1. Một số đặc điểm của huyện Diễn Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý 3.1.1.1.Vị trí địa lý

Là một huyện đồng bằng ven biển nằm trên trục đ−ờng Quốc lộ 1A, cách thành phố Vinh 40 km về phía bắc. Phía bắc giáp huyện Quỳnh L−u, phía tây giáp huyện Yên Thành, phía nam giáp huyện Nghi Lộc đều thuộc tỉnh Nghệ An và phía đông giáp biển, huyện có con sông Bùng chảy qua.

Diễn Châu là huyện có vị trí địa lý t−ơng đối cho việc phát triển các ngành nghề, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh, đặc biệt là có đ−ờng quốc lộ 7 đi sang n−ớc bạn Lào. Đây là nền tảng cho việc mở rộng giao l−u kinh tế tạo tiền đề cho việc phát triển công nghiệp, th−ơng mại, du lịch, dịch vụ của huyện. ở Diễn Châu khi làm kế hoạch hoặc khi thực hiện các công tác, huyện th−ờng chia thành các vùng, căn cứ vào vị trí địa lý để tiện việc theo dõi. Huyện th−ờng chia thành các vùng nh− vùng bắc đ−ờng Quốc lộ(QL) 7, vùng nam QL 7, vùng đ−ờng QL 1, vùng trung tâm, vùng biển. Mỗi vùng có một thế mạnh riêng tạo cho Diễn Châu một thế mạnh về kinh tế tổng hợp.

3.1.1.2 Khí hậu và thời tiết

Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh h−ởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Nam và miền Bắc của đất n−ớc (khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Nam và khí hậu t−ơng đối lạnh về mùa đông ở miền Bắc), khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa m−a trùng với mùa bão lụt, l−ợng m−a trung bình là 1600 - 1800 mm/năm nh−ng tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10 và tiểu mãn tháng 5, l−ợng m−a hàng năm t−ơng đối lớn nên nguồn lợi mặt n−ớc khá dồi dào thuận lợi cho phát triển kinh tế, bên cạnh đó l−ợng m−a phân bố không đồng đều trong năm nên đòi hỏi phải có biện pháp thủy lợi để điều tiết và sử dụng hợp lý. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 trùng với mùa

nắng gay gắt, có gió Tây nóng (gió Lào) xuất hiện từ khoảng tháng 4 đến tháng 8, m−a ít l−ợng bốc hơi lớn vào mùa khô th−ờng gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng. Xen kẽ giữa hai mùa là khí hậu chuyển tiếp giữa hạ sang thu ngắn th−ờng có bão, lũ.

Là một huyện đồng bằng ven biển, do vậy độ ẩm trung bình cao, độ ẩm không khí trung bình năm 83%, trong mùa m−a có khi độ ẩm lên đến 90%.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,20C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6,7 nhiệt độ từ 39,80C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, tháng 1, nhiệt độ từ 10 - 180C. Số giờ nắng trung bình từ 1465 - 1742 giờ/năm. Các tháng giữa mùa hè có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/ tháng còn các tháng giữa mùa đông có số giờ nắng xấp xỉ 100 giờ/tháng. Nh− vâỵ khí hậu và thời tiết của Diễn Châu thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp nh−ng cũng gặp không ít khó khăn.

3.1.1.3. Tài nguyên, đất đai

Là huyện đồng bằng ven biển nh−ng toàn huyện có 23,37% vùng đồi núi, 51,57% vùng đồng bằng, nên Diễn Châu có cả tài nguyên rừng và tài nguyên biển.

Bảng 2 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.038,69 ha, trong đất nông nghiệp năm 2001 là15.497,13 ha. Năm 2002 là15.496,28 ha chiếm 51,59%; năm 2003 là 15.406 ha chiếm 50,52%; đất nông nghiệp đang có chiều h−ớng giảm từ 2002 sang 2003 do quá trình đô thị hoá nhanh nên một số đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng, làm giao thông và các mục đích khác. Địa hình của huyện đa dạng có vùng đồi núi, đồng bằng, cát nội đồng và vùng ven biển thấp dần từ tây sang đông.

Về sông ngòi, Diễn Châu có hệ thống sông lớn là sông Bùng, ngoài ra có kênh nhà Lê cung cấp nguồn n−ớc t−ới chính cho đất canh tác trong vùng. Hệ thống nguồn n−ớc phục vụ cho sản xuất còn đ−ợc lấy từ hệ thống thuỷ lợi bắc Nghệ An, từ Ba Ra huyện Đô L−ơng, các đập Hồ Xuân D−ơng, Bàu Da.

Trung tâm huyện Diễn Châu là thị trấn Diễn Châu có Quốc lộ 1A chạy qua tạo nên đ−ờng trục giao thông chính và quan trọng của huyện, hệ thống đ−ờng giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn chỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để giao l−u, trao đổi hàng hoá, tiếp cận thị tr−ờng và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất và tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Hải phận của huyện Diễn Châu là 425 hải lý vuông, chiều dài bờ biển 25 km với cửa Vạn Lạch có khả năng phát triển vận tải biển. Biển cung cấp hải sản cho các làng chài và đã hình thành nên làng nghề chế biến hải sản ở Hải Đông (xã Diễn Bích). Sản l−ợng đánh bắt hàng năm khoảng 10-12 ngàn tấn cá, tôm, mực và các loại hải sản khác, đây là nguồn xuất khẩu đáng kể để mang ngoại tệ về cho huyện. Bờ biển Diễn Châu có bãi tắm Diễn Thành, hòn Câu và Cửa Hiền có thể kết hợp với Đền Cuông, lèn Hai Vai, hồ Xuân D−ơng tạo nên quần thể du lịch, góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của huyện.

Tuy tài nguyên thiên nhiên của Diễn Châu khá phong phú nh−ng việc tổ chức khai thác còn nhiều bất cập, sự khai thác do không có tổ chức còn nhiều dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn lao động và ô nhiễm môi tr−ờng. Đồng thời do thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, bão lụt về mùa m−a gây ảnh h−ởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất cát và đất bạc màu lớn gây ảnh h−ởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi tr−ờng sinh thái.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - x hội

3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện

Huyện Diễn Châu gồm 38 xã và 1 thị trấn, năm 2003 có 60.214 hộ trong đó hộ nông nghiệp có 47.274 hộ chiếm78,51%, hộ thuỷ sản có 2.318 hộ chiếm 3,85%, hộ công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 3.257 hộ chiếm 5.41%, hộ th−ơng mại dịch vụ có 4.196 hộ chiếm 6.97% ...

Tổng dân số năm 2003 là 284.826 ng−ời, phân bố t−ơng đối đều ở các xã, chỉ ở thị trấn dân số có đông hơn một ít, lao động hàng năm tăng bình quân là 2,87% cụ thể năm 2003 có148.028 ng−ời. Cơ cấu về số l−ợng lao động trong các nghành có sự thay đổi, cụ thể: trong ngành nông nghiệp có xu h−ớng giảm năm 2001 chiếm 82,41%, năm 2002 chiếm 82,17%, năm 2003 chiếm 80,32%. Trong nghành th−ơng mại dịch vụ có xu h−ớng tăng năm 2001 chiếm3,49%, năm 2002 chiếm 6,93%, năm 2003 chiếm 7,12%, t−ơng tự ở ngành xây dựng cũng có xu h−ớng tăng. Nh− vậy dân số tăng lên đã làm tăng nguồn lao động trong toàn huyện, bình quân lao động trong một hộ là 2,3% lao động.

Bình quân nhân khẩu trong một hộ là 4,7%, tỷ lệ lao động của các ngành ngoài nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt đó là điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề. Hàng năm dân số vẫn tăng lên mà đất nông nghiệp lại thu hẹp dần, đòi hỏi huyện Diễn Châu phải có kế hoạch sản xuất theo chiều sâu, thâm canh đa dạng hoá cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân. Diễn Châu có một vị trí địa lý, dân số thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, vì thế NSX cũng có những mặt mạnh đáng kể.

3.1.2.2. Về phát triển kinh tế a. Kinh tế chung a. Kinh tế chung

Năm 2003 kinh tế huyện Diễn Châu tiếp tục tăng tr−ởng, giá trị sản xuất (giá cố định 94) 1.700.928 triệu đồng, tăng 29,6% so với năm tr−ớc, v−ợt kế hoạch 7,2% [12]. Các chỉ tiêu kinh tế đ−ợc thể hiện ở bảng số 4

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã của huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)