. Các khoản chi th−ờng xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật: Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà n − ớc, HĐND cấp
b. Kế toán và quyết toán ngân sách x∙
+ Kế toán NSX phải thực hiện thống nhất những quy định về chứng từ thu, chi ngân sách, tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà n−ớc, mục lục NSNN, niên độ kế toán, kỳ kế toán, công tác khoá sổ, thời gian chỉnh lý quyết toán và các công việc đ−ợc làm trong thời gian đó.
+ Hàng tháng kế toán NSX phải lập báo cáo thu chi NSX gửi UBND xã và phòng tài chính, chậm nhất vào ngày 05 tháng sau, hàng năm phải lập báo cáo chính thức trình UBND xã để trình HĐND xã phê duyệt, sau đó quyết toán năm đ−ợc nhân thành 4 bản gửi: HĐND xã, UBND xã, phòng tài chính huyện và l−u ở ban tài chính xã. Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31
tháng 1 năm sau. Các báo cáo quyết toán năm của xã phải gửi về phòng tài chính huyện.
+ Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, ban tài chính xã cần thực hiện các việc sau đây:
- Ngay trong tháng 12 phải rà soát các khoản thu chi theo dự toán từ đó có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán, tr−ờng hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có ph−ơng án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối NSX.
- Phối hợp với KBNN nơi giao dịch đối chiếu lại các khoản thu, chi NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ các khoản phải thu, chi theo mục lục NSNN áp dụng đối với cấp xã, kiểm tra lại số thu đ−ợc phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định.
- Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoàn trả, tr−ờng hợp ch−a xử lý đ−ợc thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau.
- Toàn bộ kết d− năm tr−ớc (nếu có) đ−ợc chuyển vào thu ngân sách năm sau.
- Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc sau:
* Các khoản thu nộp chậm nhất vào cuối ngày làm việc 31 tháng 12. Nếu nộp sau thời điểm đó thì tính cho thu năm sau.
* Đối với các khoản chi trong tr−ờng hợp cần thiết phải chi nh−ng chi đ−ợc do nguồn thu tập trung chậm thì đ−ợc phép chi hết ngày 15 tháng 1 năm sau. + Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi NSX, tr−ờng hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.
2.1.4.4. Phân tích và kiểm tra kế toán ngân sách ngân sách x∙
Phân tích, kiểm tra kế toán NS làmột việc làm rất quan trọng.
+ Kiểm tra kế toán là một biện pháp nhằm bảo đảm cho các quy định về kế toán đ−ợc chấp hành ngiêm chỉnh, kiểm tra kế toán phải đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên và tiến hành ở tất cả các b−ớc quản lý NS.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các khoản thu của các tổ chức, cá nhân đã nộp NSNN không đúng quy định của pháp luật, phải đ−ợc hoàn trả ngay từ NSNN cho các tổ chức, cá nhân và hạch toán giảm thu ngân sách. Những khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật, phải đ−ợc thu hồi ngay cho NSNN và hạch toán giảm chi NSNN. HĐND xã giám sát việc thực hiện thu chi NSX, các cơ quan tài chính cấp trên, nhất là cấp huyện phải th−ờng xuyên kiểm tra, h−ớng dẫn công tác quản lý NSX.
Việc kiểm tra NSX đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên trong nội bộ và kiểm tra hành chính, chủ tài khoản tr−ớc khi ký phiếu thu, chuẩn chi phải kiểm tra kỹ số thu, chứng từ chi tiêu để ngăn ngừa chi tiêu sai chế độ, v−ợt tiêu chuẩn định mức, tránh tham ô định mức, lãng phí. Kế toán thủ quỹ tr−ớc khi nhập, xuất quỹ cần xem xét kỹ chứng từ, chỉ thực hiện mệnh lệnh thu chi theo chứng từ hợp lý, hợp pháp.
+ Phân tích: Phân tích hoạt động kinh tế của NS nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách trong một kỳ, đối chiếu sổ sánh tình hình thực hiện với chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành để phát hiện những lệch lạc thiếu sót trong quá trình chấp hành ngân sách, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Qua phân tích mà nhận định tình hình hoạt động kinh tế để có những ph−ơng h−ớng kế hoạch mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách x∙ ở một số n−ớc trên thế giới
ở các n−ớc đều có chính quyền cấp cơ sở gọi là làng xã hoặc liên xã và ở đó có cấp ngân sách cơ sở mà ta gọi là NSX, mặc dù có những quy định khác nhau nh−ng các n−ớc đều coi đó là một cấp NS. Một số n−ớc tr−ớc đây không có NSX nh− ở Trung Quốc (tr−ớc năm 1995) nh−ng theo luật mới có hiệu lực từ sau 01/01/1995 thì xã là một cấp chính quyền và có cấp NSX trong hệ thống 5 cấp ngân sách.
Trong Luật ngân sách nhiều n−ớc đều có quy định về thu chi và quyết toán ngân sách của chính quyền cấp cơ sở, các n−ớc đều nhấn mạnh việc hỗ
trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã, ví dụ: Luật ngân sách của Ba Lan (năm 1991) quy định rõ: '' Tổng số trợ cấp cho các xã'', ở Cộng hoà liên bang Đức các nguồn thu cho xã d−ợc quy định trong Hiến pháp và đ−ợc cụ thể hoá trong Luật ngân sách, liên bang hỗ trợ cho ngân sách khi cần thiết. Những quy định nh− vậy giúp cho NSX có nguồn thu đảm bảo chi tiêu và giao quyền tự chủ t−ơng đối về nguồn tài chính cho NSX.
Các n−ớc trên thế giới đều quản lý ngân sách bằng pháp luật là chủ yếu, các nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS đ−ợc quy định trong Luật ngân sách, các văn bản lập quy có tác dụng cụ thể hoá pháp luật và giải quyết những vấn đề mà pháp luật ch−a bao quát đ−ợc. Việc quản lý NSX bằng luật ở các n−ớc không chỉ có luật NSNN mà còn dựa vào hiến pháp và các luật có liên quan đến ngân sách nh− Luật thuế, Luật đất đai... đồng thời họ còn sử dụng rộng rãi các văn bản lập quy của Chính phủ, Bộ tài chính, Hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính các cấp. Qua tham khảo tài liệu ta thấy có một nét chung là các n−ớc đều tìm cách mở rộng quyền tự chủ về NS cho xã và tìm cách ổn định NSX [9].
2.2.2. Thực tiễn về quản lý ngân sách x∙ ở Nghệ An
Tr−ớc những năm 1990 do ch−a có sự chuyển đổi cơ chế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ sáu của Đảng (1986-1991) nên công tác xây dựng và phát triển NSX ở tỉnh còn chậm đổi mới, các nguồn thu điều tiết thuế không đủ để trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã, chi tiêu của NSX đặc biệt là chi th−ờng xuyên chủ yếu nhờ vào trợ cấp của NS tỉnh. Sau nghị quyết số 186 - HĐBT ngày 27/11/1989 về phân cấp quản lý ngân sách cho địa ph−ơng, Nghệ An đã thực hiện phân cấp NS cho xã, phù hợp với đặc thù từng địa ph−ơng, tháo dỡ các khó khăn cho NSX, đa dạng hoá các nguồn thu, sử dụng đất công, đồi trọc cho nhân dân trồng cây và trích một phần để làm NSX, đấu thầu nuôi cá ở những xã có hồ ao; nuôi tôm xuất khẩu ở những xã ven biển, xây dựng chợ ở những xã có điều kiện thành lập chợ, mở mang thị tứ để tăng nguồn thu
khuyến khích xã khai thác và tận thu hết nguồn thu cho NSX. Từ đó phong trào xây dựng và quản lý NSX đ−ợc củng cố và phát triển, nguồn thu NSX ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp xã, làm cho bộ
mặt nông thôn ngày càng đổi mới, nhân dân phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Qua số liệu ở Bảng 1 cho chúng ta thấy tình hình thu, chi NSX ngày càng
tăng, năm sau cao hơn năm tr−ớc, bình quân thu, chi của mỗi xã trên năm cũng tăng đáng kể. Đặc biệt ở năm 2003 là năm đầu tiên Nghệ An đạt thu ngân sách trên 1 ngàn tỷ đồng, là thành viên thứ 15 của câu lạc bộ một ngàn tỷ đồng của cả n−ớc, trong đó nguồn thu NSX chiếm 458.260 triệu đồng.Kết quả đó thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền cấp xã chăm lo xây dựng và củng cố nguồn thu NSX.