Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình tham gia ASEM.

Một phần của tài liệu Hội nghị cấp cao á âu lần thứ v ( ASEM v ) và vai trò của việt nam (Trang 71 - 73)

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, việc tham gia vào diễn đàn hợp tác á - Âu cũng nh hội nhập quốc tế nói chung là cơ hội tốt để có thể nâng cao đợc vị thế của mình, tận dụng đợc nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế đất nớc và thực hiện thành công công cuộc đổi mới.

Tham gia ASEM, Việt Nam sẽ có cơ hội tích luỹ đợc những tiền đề, điều kiện cho một trình độ phát triển mới. Trớc hết đó là cơ hội thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trờng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém phát triển. Các đối tác trong diễn đàn hợp tác á - Âu nh EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nớc ASEAN đều là những đối tác quan trọng của Việt Nam, hiện đang giữ vị trí quan trọng trong quan hệ kinh tế, thơng mại của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu á năm 2002 chiếm 52,1%, trong đó, xuất khẩu vào ASEAN chiếm 14,5%, Trung Quốc chiếm 8,9%, Nhật Bản chiếm 14,6%, Hàn Quốc 2,8%, vào châu Âu 23,5% trong EU chiếm 18,9%, Đông Âu chiếm 2%. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu

á năm 2002 chiếm 80,2% trong đó nhập khẩu từ ASEAN chiếm 24,2%, Trung Quốc 10,9%, Nhật Bản 12,7%, Hàn Quốc 11,6%, từ châu Âu 14,2% trong đó EU 9,3%, (Tổng cục thống kê kinh tế - xã hội 2001 - 2003, HN,2003). Ngoài ra các thành viên ASEM cũng là đối tác quan trọng nhất trong đầu t nớc ngoài ở Việt Nam. Rõ ràng tham gia vào ASEM là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tăng cờng hơn nữa quan hệ với các đối tác chính của mình, đặc biệt trong phối hợp hợp tác đa phơng.

Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, tham gia ASEM nói riêng là quá trình hợp tác trên cơ sở có đi có lại, tôn trọng và chấp nhận các luật lệ, tập quán quốc tế các nớc có thể dành u đãi cho nhau. Tham gia ASEM sẽ tạo điều kiện cho nớc ta tránh đợc tình trạng bị phân biệt đối xử hay chèn ép trong quan hệ quốc tế, từng bớc nâng cao vị thế trên trờng quốc tế. Hơn nữa tham gia vào

ASEM cũng nh hội nhập quốc tế là cơ hội để Việt Nam tham gia vào việc xây dựng những “luật chơi” quốc tế mới, cho phép bảovệ tốt hơn lợi ích của nớc nhà, đồng thời giúp ta nắm bắt tốt hơn các xu hớng quốc tế và sự điều chỉnh chính sách thơng mại của các nớc, từ đó định hớng đợc hớng điều chỉnh có lợi nhất cho mình.

Mặt khác, tham gia ASEM, thực hiện "mở cửa" sẽ giúp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, đổi mới xã hội, nhất là những cải cách về phơng diện quản lí nhà nớc và xây dựng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, về điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nớc nhằm tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, từ đó tham gia ngày càng nhiều hơn phân công lao động quốc tế. Chỉ riêng vấn đề "học hỏi" các nớc t bản chủ nghĩa trong ASEM đã là một tất yếu khách quan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nớc chậm phát triển nh Việt Nam.

Tham gia ASEM mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để có thể trao đổi và giải quyết các vấn đề chính trị thế giới cùng quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phơng với các đối tác ASEM quan trọng của Việt Nam. Diễn đàn hợp tác á - Âu là một diễn đàn hợp tác toàn diện. Vì vậy, tham gia ASEM không chỉ tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nền kinh tế, mở rộng thị trờng xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu t mà còn mở ra nhiều cơ hội cho nớc ta trong sgiao lu, hợp tác với các nớc quan trọng trên thế giới về chính trị, văn hoá, giáo dục và các vấn đề xã hội khác

Một phần của tài liệu Hội nghị cấp cao á âu lần thứ v ( ASEM v ) và vai trò của việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w