Chuẩn bị về chủ đề và nội dung chính của ASEM V
Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V diễn ra vào đúng thời điểm hai châu lục á - Âu cũng nh thế giới đang chứng kiến những phát triển và thay đổi quan trọng, tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp trong đó cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Năm 2004 cũng đánh dấu gần một thập kỷ Diễn đàn hợp tác á - Âu ra đời và phát triển và lần đầu tiên sẽ đợc mở rộng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đề nghị và đợc các nớc nhất trí chủ đề bao trùm của Hội nghị cấp cao là “Tiến tới quan hệ đối tác á - Âu sống động và thực chất hơn” (Further Revitalising and Substantiating the Asia ” Europe Partnership),
với mong muốn Hội nghị cấp cao Hà Nội sẽ trở thành một dấu ấn quan trọng trong quan hệ đối tác bình đẳng giữa hai châu lục cả bề rộng lẫn chiều sâu, đa tiến trình hợp tác á - Âu lên một tầm cao mới, góp phần đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân các quốc gia hai châu lục.
Theo thông lệ của ASEM, các hội nghị cấp cao không có chơng trình nghị sự cụ thể mà các vị lãnh đạo có thể thảo luận một cách cởi mở thẳng thắn về các vấn đề của ASEM và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Tuy nhiên, để các vị lãnh đạo tập trung vào các vấn đề của chủ đề chính của hội nghị, các thành viên ASEM đã nhất trí về một danh mục các vấn đề sẽ đợc trao đổi trên cả ba trụ cột hợp tác của ASEM là chính trị, kinh tế và các hợp tác khác (chủ yếu về văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ)
Đối với mỗi trụ cột, các vị lãnh đạo sẽ tập trung vào một chủ đề mang tính thời sự đợc cộng đồng quốc tế quan tâm, mang tính chiến lợc và đúng tầm
vóc của cấp cao. Về chính trị, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang và sẽ đối mặt với những thách thức truyền thống và phi truyền thống, các vị lãnh đạo sẽ trao đổi các vấn đề dới chủ đề “Tình hình quốc tế và những thách thức toàn cầu mới”. Trong đó, ASEM làm thế nào để đóng góp nhiều hơn nữa cho các nỗ lực hợp tác quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc cũng sẽ là một vấn đề đợc đề cập. Những phát triển mới nhất ở châu á và châu Âu cũng sẽ đợc các vị lãnh đạo trao đổi cùng với những vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Trong trụ cột kinh tế, chủ đề chính sẽ là “Tăng cờng hợp tác kinh tế á - Âu trong bối cảnh toàn cầu hoá và chủ nghĩa khu vực mới”. Chủ đề này đã phản ánh những mong muốn của các thành viên ASEM đa ra các biện pháp hữu hiệu để quan hệ hợp tác kinh tế ASEM không chỉ dừng lại ở trao đổi về chính sách mà mang lại những kết quả cụ thể và hiệu quả thiết thực cho công cuộc phát triển của các thành viên và đời sống của nhân dân hai châu lục, góp phần làm giảm khoảng cách phát triển giữa các thành viên. ASEM V sẽ ra ”Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế á - Âu chặt chẽ hơn” thể hiện những cam kết và những biện pháp cụ thể đợc các vị lãnh đạo nhất trí. Để nhấn mạnh trọng tâm kinh tế, các vị lãnh đạo ASEM sẽ giành thời gian lắng nghe kiến nghị của nhóm đặc trách kinh tế về các biện pháp tăng cờng quan hệ hợp tác kinh tế hai bên, nghe các vị đại diện của Diễn đàn doanh nghiệp á - Âu lần thứ 9 (AEBF 9) trình bày các kiến nghị của giới doanh nghiệp á - Âu lên hội nghị cấp cao. Cuối cùng sẽ có 45 phút giao lu trực tiếp giữa các vị lãnh đạo với toàn thể các vị đại biểu AEBF 9 và các thành viên của nhóm đặc trách kinh tế.
Trong trụ cột thứ ba, các nhà lãnh đạo có thể tiếp tục cuộc đối thoại về văn hoá văn minh đã đợc khởi xớng từ ASEM IV. Tại ASEM V lần này, các vấn đề sẽ đợc trao đổi dới chủ đề “Đa dạng văn hoá: Bảo tồn văn hoá dân tộc trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hoá”, trong đó tập trung vào tăng c- ờng phát triển chính sách văn hoá giáo dục để phát triển đối thoại giữa các nền
văn hoá văn minh. Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực sẽ góp phần mang lại kết quả tốt hơn, do đó, tại hội nghị lần này, Việt Nam sẽ đa ra sáng kiến về “ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực”. Dự kiến hội nghị sẽ ra tuyên bố về “ Tăng cờng đối thoại giữa các nền văn hoá văn minh”
Qua 8 năm phát triển và với triển vọng ASEM sẽ mở rộng, vấn đề ASEM sẽ hoạt động nh thế nào trong những năm tới phải đợc các nhà lãnh đạo thảo luận và đề ra những định hớng mới. Họ sẽ dành một phiên họp riêng để trao đổi về những kế hoạch cho tơng lai của ASEM, làm sao đa ASEM phát triển tơng xứng với tiềm năng của hai châu lục, đa quan hệ đối tác này lên ngang tầm với yêu cầu của lịch sử và ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Biểu tợng của ASEM V
Biểu tợng chính thức của ASEM V tổ chức tại Việt Nam trong hai ngày 8 và 9/ 10/2004 mang những dải lụa hoà quyện vào nhau, bên dới có dòng chữ ASEM V, Hà Nội 2004, tợng trng cho sự gắn bó mật thiết á - Âu cũng nh triển vọng hợp tác rộng mở giữa hai châu lục vì hoà bình và phát triển bền vững.
Các dải lụa màu xanh của biểu tợng đợc lấy cảm hứng từ màu xanh của Liên minh châu Âu, còn các dải lụa màu vàng thể hiện nền văn minh lúa nớc, tợng trng cho các thành viên châu á. Màu đỏ phía dới vừa mang dấu ấn Việt Nam, vừa tợng trng cho sức sống mạnh mẽ của Diễn đàn hợp tác á - Âu. Toàn bộ biểu tợng gợi hình ảnh cánh chim hoà bình, đồng thời cũng gợi chữ V. Chữ V có nghĩa là Việt Nam cũng có nghĩa là lần thứ năm (chữ số V LaMã), đồng thời cũng có ý nghĩa là thắng lợi (Victory). Biểu tợng thể hiện mong muốn của tất cả các thành viên ASEM rằng Hội nghị cấp cao ASEM V tổ chức ở Việt Nam sẽ thành công rực rỡ, nâng cao hơn nữa hình ảnh và diễn
đàn hợp tác á - Âu nói chung và hình ảnh Việt Nam nói riêng trên trờng quốc tế.
Những chuẩn bị cụ thể cho hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V
Để chuẩn bị tổ chức Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V, Việt Nam đã thành lập uỷ ban quốc gia về chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao á - Âu do Phó thủ tớng Vũ Khoan làm Chủ tịch và Bộ trởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên làm Phó Chủ tịch với sự tham gia của đại diện của 14 bộ, nghành liên quan. Ph- ơng châm tổ chức hội nghị là “nỗ lực cao nhất để tổ chức một hội nghị cấp cao ASEM tại Việt Nam đàng hoàng, trọng thể, mang dấu ấn Việt Nam nhng tiết kiệm và an toàn”. Uỷ ban quốc gia về ASEM V có nhiệm vụ chỉ đạo và điều phối các bộ ngành và các địa phơng trong các lĩnh vực công tác có liên quan trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội nghị cấp cao ASEM V. Uỷ ban quốc gia ASEM V gồm có 4 tiểu ban: Tiểu ban nội dung do Bộ ngoại giao chủ trì; Tiểu ban vật chất và hậu cần do Văn phòng chính phủ chủ trì; Tiểu ban an ninh do Bộ công an chủ trì; Tiểu ban Tuyên truyền do Bộ văn hoá thông tin chủ trì.
Công tác chuẩn bị về an ninh: Tiểu ban an ninh đã chuẩn bị tất cả các ph- ơng án bảo vệ, các cơ sở hậu cần và các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an ninh tốt nhất cho ASEM V. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh tuyệt đối cho Hội nghị, Việt Nam tạm thời ngừng cấp thị thực D (visa D). Đây là loại visa có giá trị trong 15 ngày cấp cho những ngời không có tổ chức, cá nhân nào ở Việt Nam đón tiếp. Sau khi kết thúc hội nghị, việc cấp thị thực D sẽ đợc áp dụng trở lại.
Công tác chuẩn bị về y tế: Để chuẩn bị cho ASEM V, Bộ y tế đã lên phơng án chuẩn bị tốt nhất nh lực lợng cấp cứu, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trờng và phòng chống dịch bệnh...Công tác thờng trực cấp cứu 24/24 giờ đợc tổ chức tại tất cả các địa điểm tổ chức hoạt động của hội nghị, tại nơi lu trú của các đoàn. Tại mỗi điểm cấp cứu có đủ các cơ số thuốc, trang thiết bị, dụng cụ và phơng tiện vận chuyển. Khoảng 100 bác sĩ, y tá, lái xe của 11 bệnh viện của trung ơng và
Hà Nội tham gia trực tiếp tại các điểm. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ y tế chỉ đạo cho sở y tế Hà Nội phải tăng cờng kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu ban đầu đến quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm.
Về cơ sở vật chất: Các địa điểm tổ chức các hoạt động chính của Hội nghị cấp cao nh lễ khai mạc, lễ bế mạc, các phiên họp chính thức của các trởng đoàn, Trung tâm Hội nghị, Trung tâm báo chí ASEM... đã đợc nâng cấp, tu sửa hoặc xây mới. Các công tác chuẩn bị phơng tiện đi lại, đào tạo đội ngũ cán bộ, lái xe và lực lợng sĩ quan liên lạc...đã đợc gấp rút tiến hành nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lợng và thời gian.