Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình tổ chức ASEM V.

Một phần của tài liệu Hội nghị cấp cao á âu lần thứ v ( ASEM v ) và vai trò của việt nam (Trang 51 - 53)

Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực rất phức tạp. Ngoài những thách thức do biến động kinh tế chính trị mang lại, Hội nghị cấp cao ASEM V còn phải đối diện với một loạt thách thức nằm ngay trong tiến trình ASEM. Đó là những thách thức do nhiệt tình của một số thành viên ASEM đã giảm xuống, do việc tiến hành mở rộng ASEM.

Thật vậy, khi ủng hộ cho ý tởng ASEM, các đối tác tơng lai của Diễn đàn này theo đuổi những mục đích khác nhau. Tựu chung lại có ba mục đích chung đợc tất cả các đối tác ASEM cùng chia sẻ. Đó là sự buôn bán và đầu t lớn hơn giữa hai khu vực; sự hợp tác lớn hơn trong các vấn đề WTO và các vấn đề toàn cầu; lôi cuốn Mỹ để Mỹ duy trì cam kết với chủ nghĩa đa phơng và trật tự thế giới đa cực.

Tuy nhiên, sau tám năm tồn tại và phát triển, các kết quả của ASEM cha đáp ứng đợc mong đợi của những đối tác của nó. “Quan hệ thơng mại của EU với châu á gần nh dẫm chân tại chỗ” [46;4]. Trong khi đó EU vẫn tiếp tục giành u tiên mậu dịch cho khu vực của họ và Mỹ, đối tác thơng mại lớn nhất ngoài EU của Liên minh châu Âu. Về phần mình, một số đối tác châu Âu cũng không còn mấy nhiệt tình với ASEM. Điều này một mặt là do châu Âu quá bận rộn với các công việc nội bộ của họ. Mặt khác, châu á lại không phải là u tiên chiến lợc của EU xét từ bất cứ góc độ nào. Hơn nữa, trong các đối tác Đông á, EU chỉ chú ý tới Trung Quốc, Nhật Bản. Các mối quan hệ này đang phát triển rất nhanh và đang đa lại nhiều lợi ích cho EU về chính trị lẫn kinh tế. Chính vì

thế, “hiện nay ASEM là vấn đề ít đợc u tiên đối với hầu hết các nớc. Không ai muốn đầu t quá nhiều vào nó. Nhiều ngời giữ “thái độ chờ xem”. “Không có một tầm nhìn lớn hoặc một bản thiết kế, không có ý chí chính trị thúc đẩy ASEM theo bất cứ hớng đặc biệt nào” [46;4]. Để ASEM tiếp tục duy trì đợc sức hấp dẫn của nó cần phải làm cho diễn đàn này trở nên năng động hơn, thực chất hơn. Điều này đã đặt Việt Nam trớc một trọng trách lớn trong việc tổ chức ASEM V.

Trong bối cảnh nh vậy, việc kết nạp thành viên mới đã trở thành vấn đề không thể thoái thác, nhất là sau khi Liên minh châu Âu đã chính thức kết nạp 10 thành viên mới đến từ Trung và Đông Âu (1/5/2004). Tuy nhiên, khó khăn không chỉ có thế, sau sự kiện 11/9, Đông Nam á đã trở thành một trong hai địa bàn hoạt động quan trọng nhất của các lực lợng khủng bố quốc tế. Trong số các nguyên thủ các nớc tới dự Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V (ASEM V) có một số nguyên thủ là mục tiêu tấn công của các lực lợng khủng bố quốc tế.

Trong bối cảnh đó, khi tổ chức Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V (ASEM V), Việt Nam đã phải đối mặt với bốn thách đố lớn.

Thứ nhất, làm thế nào để có thể tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM V theo đúng kế hoạch đã định, có nội dung phù hợp với nguyện vọng của tất cả các đối tác.

Thứ hai, phải thực hiện đợc việc kết nạp tất cả 13 nớc thành viên mới tại ASEM V một cách suôn sẻ. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải tìm ra một giải pháp mở rộng có thể chấp nhận đợc đối với cả hai bên.

Thứ ba, Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V (ASEM V) ở Hà Nội phải là hội nghị mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới, sống động hơn, thực chất hơn của Diễn đàn hợp tác á - Âu.

Thứ t, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 39 đoàn đại biểu cấp cao tới dự ASEM V. Với nhận thức rằng, “Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V đợc tổ chức tại Hà Nội là một sự kiện trọng đại và vinh dự lớn đối với Việt Nam”, Việt Nam đã

quyết tâm chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao á - Âu lần thứ V. Điều đó thể hiện vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong Diễn đàn này.

Một phần của tài liệu Hội nghị cấp cao á âu lần thứ v ( ASEM v ) và vai trò của việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w