Về kinh tế, việc tham gia ASEM đã mở ra cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Nói cách khác, với tiến trình ASEM, Việt Nam đã tiếp cận đợc hầu hết các đối tác kinh tế thơng mại chủ chốt.
Trớc hết là với các đối tác ASEAN và các nớc Đông Bắc á. Đến năm 2002, thơng mại Việt Nam ASEAN đạt 7,1 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm 18% và nhập khẩu từ ASEAN chiếm 29% trong rổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cũng đến năm 2002, ASEAN đã cam kết số vốn dăng ký là 7,3 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng đầu t nớc ngoài vào Việt Nam. Hợp tác giữa Việt Nam với ASEAN trong các lĩnh vực an ninh – chính trị, văn hoá, môi trờng…cũng đợc tăng cờng. Năm 2002, Việt Nam đợc giao trọng trách là Chủ tịch Diễn đàn an ninh khu vực (ARF).
Hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác Đông Bắc á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ ASEM và trên phơng diện song phơng cũng có bớc tiến đáng kể. Quan hệ thơng mại và đầu t Việt Nam – Trung Quốc đợc thúc đẩy nhanh chóng và có triển vọng thuận lợi. Cho đến cuối năm 2003, Trung Quốc có tất cả 237 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 488,2 triệu USD, đứng thứ 16 trong số các nớc đầu t trực tiếp vào Việt Nam. Nhật Bản trong những năm gần đây luôn bày tỏ sự ủng hộ nhất quán đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong chiến lợc “quay trở về châu á” của mình, Nhật Bản đã chọn Việt Nam là tiêu điểm chính cho chiến lợc đó. Tính tới tháng 12/2003, Nhật Bản có hơn 400 dự án đầu t vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 4,47 tỷ USD và đã giải ngân đợc 3,89 tỷ USD, số vốn Nhật Bản cam kết theo giấy phép nhng cha thực hiện chỉ còn 589 triệu USD. Hàn Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam về thơng mại, đầu t và đang tiến hành những biện pháp đa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu. Tính đến tháng 9/2003, Hàn Quốc còn 600 dự án còn có hiệu lực với tổng số vốn đầu t trên 3,9 tỷ USD, đúng thứ t cả về số vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện trong số khoảng 70 nớc và vùng lãnh thổ đầu t trực tiếp vào Việt Nam.
Thứ hai là với EU, ngoài các đối tác khu vực, các nớc EU đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong thơng mại và đầu t của Việt Nam. Các nớc lớn EU nh Anh, Pháp, Đức, Italia cũng nh các thành viên khác đều đánh giá cao công cuộc đổi mới của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam đã ký với EU hiệp định khung hợp tác và từ 1999 đến nay, EU đã dành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam quy chế u đãi
thuế quan phổ cập (GSP). Chỉ tính riêng thời kỳ từ 1991 – 1997, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã đạt 1,8 tỷ USD, tăng 16 lần so với trớc đó. Đến năm 2002 con số đó tăng lên gần 3 tỷ USD, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam – EU là 5 tỷ USD tăng gần 50 lần so với năm 1985 (là 100 triệu USD). Việc EU kết nạp thêm 10 thành viên mới và tháng 5/2004 sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam khi thị trờng EU đợc mở rộng. Phía EU cũng đã đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế thông qua hoạt động đầu t trực tiếp và các chơng trình viện trợ chính thức (ODA). Về đầu t, tính đến ngày 20/12/2002, EU đã có tới 324 dự án với tổng số vốn đầu t là gần 6 tỷ USD ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là các dự án của các nhà doanh nghiệp EU đợc thực hiện đều khắp trong các ngành kinh tế Việt Nam nh dầu khí, bu chính viễn thông, sản xuất xe hơi, nông nghiệp, chế biến nông sản, dệt may…Sự hợp tác giữa EU và Việt Nam đợc thực hiện khá toàn diện và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và giúp Việt Nam hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tổng kim ngạch thơng mại của Việt Nam với các nớc thành viên ASEM không ngừng tăng lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nớc thành viên ASEM đã tăng gấp đôi vào năm 2000 (14,445,0 triệu USD) so với năm 1996 (7,255,9 triệu USD). Và với con số 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nớc thành viên ASEM trong tổng số các khách hàng trên thế giới đã nói lên tầm quan trọng của Diễn đàn này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với 944 dự án đầu t đang hoạt động tại Việt Nam của các nớc thành viên ASEM, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, dầu khí, viễn thông, công nghệ số… đã thực sự có ý nghĩa đối với nớc ta trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nớc trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Bảng đầu t của các nớc ASEM vào Việt Nam từ 1995 ” 2000
STT Diễn giải Số dự án Số vốn đăng ký (triệu USD) 1 Tổng số ASEM 944 15242 2 ASEAN 296 7365 3 Xingapo 169 5777 4 Thái Lan 64 681 5 Malaixia 46 652 6 Philippin 12 188 7 Inđônêxia 5 67 8 EU 174 2517 9 Anh 17 884 10 Pháp 75 688 11 Đức 22 476 12 Thuỵ Điển 7 290 13 Hà Lan 22 132 14 Italia 7 24 15 Bỉ 8 20 16 Luýchxembua 4 8 17 áo 4 6 18 Airơlen 2 5 19 Đan Mạch 5 3 20 Bồ Đào Nha 1 1 21 Nhật Bản 232 3020 22 Hàn Quốc 183 2211 23 Trung Quốc 59 129 (Nguồn: http:/www.dei.gov.vn)
Nh vậy, cho đến năm 2004, các đối tác kinh tế ASEM đã có hàng ngàn dự án với giá trị hàng chục tỷ USD, trải hầu khắp các tỉnh thành phố của Việt Nam và bao quát hầu hết các nghành kinh tế của Việt Nam. Những nhà đầu t lớn của thế giới vào Việt Nam hầu nh là các nớc trong ASEM nh Xingapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan. Cùng với đầu t nớc ngoài, đầu t của ASEM vào Việt Nam trong những năm qua đã có vai trò rất quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Đó là góp phần tích cực vào tăng trởng của nền kinh tế, bổ sung một nguồn vốn đáng kể cho đầu t, phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trờng quốc tế, nâng cao năng lực xuất
khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các nớc trong khu vực và thế giới, tạo thêm nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể ngời lao động; góp phần đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thông qua hợp tác kinh tế ASEM, Việt Nam đã có cơ hội nâng cao năng lực quản lý sản xuất trong nớc, đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ chế chính sách trong nớc theo hớng minh bạch hơn, bình đẳng và thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng khai thác đợc kinh nghiệm và các nguồn lực quốc tế nhằm xây dựng các khuôn khổ pháp lý theo hớng kinh tế thị trờng. Hơn nữa, cơ chế hợp tác tự nguyện trong ASEM là tiền đề tốt chuẩn bị cho việc hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, là bớc chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO. ASEM đóng vai trò là diễn đàn đối thoại, trao đổi, hợp tác, hỗ trợ trên cơ sở tự nguyện. Các cam kết không mang tính ràng buộc, do đó không gây sức ép mà mang tính khuyến khích thúc đẩy. Quá trình tham gia hợp tác kinh tế ASEM đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, các chơng trình hợp tác kinh tế ASEM có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong khuôn khổ ASEAN và WTO.
Về tài chính, đến năm 2006, Việt Nam đã nhận đợc 17 khoản tài trợ từ Quỹ tín thác ASEM với tổng số vốn hơn 9 triệu USD cho các dự án về tài chính, doanh nghiệp, an sinh xã hội. Hoạt động của quỹ tín thác ASEM 2 đã góp phần giúp Việt Nam xoá đói, giảm nghèo, nâng cao sự hiểu biết của tất cả các cấp về tài chính…
Về chính trị, Diễn đàn hợp tác á - Âu cũng mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Về đối ngoại, nh đã nói, tham gia ASEM, Việt Nam đã có thêm một diễn đàn phục vụ mục đích đối ngoại, đa phơng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, giảm thiểu tình trạng bị các cờng quốc phân biệt đối xử, giúp Việt Nam nâng
cao vị thế của mình trong khu vực cũng nh trên thế giới. Với các nớc lớn ở Tây Âu hay Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã có thể cùng bàn thảo với họ trong các cuộc đối tác bình đẳng, cùng chia sẻ trách nhiệm. Chẳng hạn, trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM soạn thảo và đa ra các bản tuyên bố về tiến trình hoà bình trên bán đảo này tại các kỳ hội nghị th- ợng đỉnh ASEM III và ASEM IV. Việt Nam cũng tích cực đề xuất và ủng hộ việc ASEM kết nạp ba thành viên còn lại của ASEAN là Lào, Campuchia và Myanmar. Đồng thời, cam kết mạnh mẽ cùng với ASEM giải quyết các vấn đề quan tâm khác nh chống chủ nghĩa khủng bố, phản đối chiến tranh, chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma tuý...ASEM là tập hợp các nớc có thế và lực lớn, có vai trò kinh tế chính trị quan trọng, mà trong đó Việt Nam là một thành viên bình đẳng. Quan hệ với các thành viên ASEM có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Tham gia ASEM là tham gia cơ chế tiếp xúc đối thoại thờng xuyên, không chính thức, đặc biệt ở cấp cao với các nớc lớn ở châu á và châu Âu. Vì vậy đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để có thể trao đổi và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phơng với các đối tác ASEM quan trọng của Việt Nam.
ASEM là một trong những kho thông tin và cũng là trung tâm trao đổi thông tin. Việc thu thập thông tin thông qua các hoạt động của ASEM, cũng nh việc thiết lập các mạng thông tin giữa các thành viên ASEM giúp Việt Nam nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hớng phát triển của thế giới để định h- ớng và điều chỉnh chính sách trong nớc.
Về văn hoá - xã hội, các chơng trình hợp tác văn hoá xã hội trong ASEM trong thời gian vừa qua đã đóng góp thêm những kênh là lĩnh vực quan hệ mới thuộc lợi ích của hai khu vực á - Âu nói chung và của Việt Nam và các thành viên ASEM nói riêng. Trớc hết, thông qua các chơng trình hợp tác giao lu văn hoá, tri thức của ASEM, sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nớc thành viên ASEM đã đợc tăng cờng. Văn hoá thông tin đợc truyền đi và phản hồi giữa
Việt Nam và các đối tác ASEM một cách chính xác, tránh đợc phần nào những hiểu lầm do khác biệt văn hoá gây ra. Nhờ vậy, các đối tác ASEM có thể hiểu đợc đờng lối đổi mới của Việt Nam, về đất nớc và con ngời Việt Nam, về chính sách đối ngoại và chủ trơng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng cho hợp tác chính trị và kinh tế trong ASEM của Việt Nam. Qua các hoạt động hợp tác văn hoá, Việt Nam có cơ hội giới thiệu và khẳng định truyền thống lịch sử văn hoá ngàn năm văn hiến của Việt Nam ra bên ngoài. Nền văn hoá Việt Nam đợc biết đến với sự tổng hoà của những nét đặc sắc của 54 dân tộc chung sống trên đất nớc Việt Nam, là sự dung hợp những yếu tố văn hoá bản địa và ảnh hởng của nền văn hoá khác trong quá trình giao lu giữa các dân tộc trên thế giới. Và ngợc lại, Việt Nam cũng có điều kiện tìm hiểu sự đa dạng văn hoá trong ASEM và tiếp thu tinh hoa văn hoá từ các nền văn hoá ASEM.
Không những vậy, những chơng trình hợp tác văn hoá xã hội, các diễn đàn và hội nghị ... trong khuôn khổ ASEM đã tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác khả năng hợp tác phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí.
Nh vậy, tham gia vào các chơng trình hợp tác văn hoá xã hội song phơng và đa phơng trong khuôn khổ các diễn đàn tổ chức khu vực và thế giới nh ASEM đã làm tăng giao lu giữa nớc ta với bên ngoài. Cùng với sự phát triển của mạng lới thông tin toàn cầu mà ngày nay mọi ngời đều có thể tiếp cận đợc, điều này đã tạo điều kiện để nhân dân hiểu biết thêm những giá trị văn hoá của những nớc khác, tiếp thu chúng một cách có chọn lọc, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của ngời dân, nâng cao chất lợng cuộc sống, đồng thời cũng giúp họ ý thức rõ hơn về bản sắc văn hoá dân tộc cần phải giữ gìn.
Tóm lại, Diễn đàn hợp tác á - Âu đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, giúp Việt Nam hoà nhập mạnh mẽ hơn với thế giới.