Kiểm tra bài cũ:(5’)Trình bày diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân và khi cứ uA Phủ?

Một phần của tài liệu giao an 12 (Trang 122 - 123)

Phủ?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(6’) Tiểu dẫn

HS dựa vào tiểu dẫn SGK tóm tắt những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp và đặc điểm trong sáng tác của Kim Lân?

HS:

GV lưu ý Kim Lân là cây bút am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí người dân nghèo khổ ( thật thà, chất phác, yêu đời, thông minh..)

Ông viết về những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ: thả chim, đánh vật, chọi gà...

1. Tác giả: Kim Lân (1920- 2007)

- Tên: Nguyễn Văn Tài - Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh.

- Năm 1944 tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).

- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân: phong tục, đời sống làng quê.

Trình bày xuất xứ của tác phẩm? HS:

GV nói thêm về xuất xứ.

2.Tác phẩm: Tiền thân của tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Viết sau hòa bình lập lại (1954), in trong tập “Con chó xấu xí”

b. Hoạt động 2(18’) Đọc hiểu khái quát

Phần đọc học sinh tự đọc ở nhà, lên lớp chỉ đọc một số đoạn tiêu biểu:

- Tràng gặp thị.

- Tâm lí của bà cụ Tứ. HS:

GV giải thích các chú thích SGK (có thể xen kẻ trong hoạt động đọc hiểu chi tiết).

Trên cơ sở đọc và tìm hiểu ở nhà giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm.

HS tóm tắt trước lớp.

GV bổ sung và hoàn chỉnh tóm tắt.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích.

2. Tóm tắt tác phẩm.

c. Hoạt động 3(10’) Đọc hiểu chi tiết

Qua đọc hiểu, em hiểu gì về nhan đề của truyện? HS:

Gv nói về nhan đề của truyện.

Trong câu chuyện nhân vật Tràng hiện lên như thế nào, có những đặc điểm gì?

HS: Ngoại hình, tính tình, nghề nghiệp....

Tràng nhặt được vợ trong tình huống và hoàn cảnh như thế nào?

HS:

GV: Người chết đầy đường Không có cưới xin

Chỉ mấy câu nói đùa và 4 bát bánh đúc.

Liên hệ cái đói của Nam Cao: Một bữa no, Lão Hạc...

Qua tình huống trên giúp em hiểu gì về số phận người nông dân lúc bấy giờ?

HS:

GV: Số phận bi thảm, sự cùng đường ...

1. Ý nghĩa nhan đề của truyên.

- Vợ nhặt: thân phận con mngười bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào.

- Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn Tràng “nhặt vợ”- >sự khốn cùng của hoàn cảnh.

2. Nhân vật Tràng:

- Ngoại hình xấu xí, ăn nói thô kệch.

- Hoàn cảnh khó khăn,là dân ngụ cư làm nghề kéo xe bò thuê.

- Vui tính và có tấm lòng nhân hậu.

a. Tình huống nhặt vợ của Tràng:

- Đói cơ cực, người chết như ngã rạ.

- Chỉ mấy câu nói dùa và 4 bát bánh đúc, giữa họ không có sự quen biết,chẳng cần ăn hỏi, cheo cưới.

-> Số phận bi thảm, hẩm hiu, rẻ mạt và tủi nhục của người nông dân trước CMT8 nhưng họ vẫn khát khao tổ ấm gia đình, hi vọng vào tương lai.

Một phần của tài liệu giao an 12 (Trang 122 - 123)