Kiến nghị về chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 93 - 96)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

3.2.1.4.Kiến nghị về chính sách phát triển nguồn nhân lực

Các KCN miền Trung hiện nay đang rất thiếu nguồn lao động có chuyên môn, có tay nghề. Lao động giản đơn trong các KCN lên đến 60%, trong khi đó công nhân kỹ thuật chiếm 31% còn lại tỷ lệ rất nhỏ là nhân viên kỹ thuật và những lao động đã qua trình độ đại học. Với nguồn lao động có trình độ thấp sẽ không giúp các doanh nghiệp trong KCN có khả năng gia tăng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Do vậy phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung.

Trước nhu cầu cấp bách của thực tế, cần phải tập trung tăng nhanh quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Phải cải cách phương pháp đào tạo cho sát với thực tế. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đào tạo về cả cơ sở vật chất lẫn đội ngũ cán bộ đào tạo. Quán triệt phương pháp lý thuyết đi đôi với thực hành, thực hành tại trường, tại các doanh nghiệp. Tăng cường sự tham gia và phối hợp của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Cần tăng cường đầu tư đầu tư từ ngân sách nhà nước để nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề hiện có. Các địa phương, doanh nghiệp trong vùng cũng cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, lao động có chất lượng cao đến làm việc tại khu vực miền Trung. Ngoài ra đối với từng KCN, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm bắt cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó dự báo nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong KCN, chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong KCN.

Với đội ngũ XTTM, đội ngũ đóng vai trò xung kích trên thị trường thế giới, cần có các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm cho

đội ngũ này. Để có thể thực hiện được điều này, nhà nước có thể tổ chức các cuộc hội thảo dành cho các cán bộ hoạt động xúc tiến thương mại trao đổi kinh nghiệm trong quá trình công tác.

Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gồm các bộ quản lý KCN các cấp theo chương trình, chiến lược đào tạo cụ thể. Đồng thời, địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp và quản lý việc đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động của KCN.

Tóm lại, xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung có nhiều triển vọng lớn. Hội nhập đã đem đến nhiều cơ hội mới cũng như thách thức mới đối với các doanh nghiệp miền Trung nói chung cũng như các doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung trong thời gian tời thì cần có sự nỗ lực, sự quan tâm, phối hợp thực hiện của Nhà nước và doanh nghiệp trong các KCN miền Trung.

KẾT LUẬN

Bằng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích…bài đã lần lượt làm rõ các vấn đề được nêu ra ở phần nhiệm vụ nghiên cứu:

- Ở chương I, bài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu cảu doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

- Sang chương II, bài đi phân tích và đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung, đồng thời rút ra những mặt được, mặt hạn chế cũng như những nguyên nhân hạn chế của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung.

- Cuối cùng chương III đưa ra triển vọng xuất khẩu và đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp và các kiến nghị với Nhà nước để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung.

Với việc hoàn thành những nhiệm vụ trên, đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung” sẽ đóng góp vào việc đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp trong các KCN miền Trung ra thị trường thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy còn khá nhiều vấn đề còn cần phải được nghiên cứu tiếp:

- Vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

- Vấn đề phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Do đây là đề tài mới, cùng với thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp của

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 93 - 96)