Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 46 - 52)

14 Ninh Thuận 1 KCN Phước Nam

2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung

Với ưu thế của thiên nhiên, miền Trung trở thành một vùng đặc biệt, tất cả các tỉnh trong vùng đều tiếp giáp biển tạo cho miền Trung có một bờ biển dài. Với ưu thế của vị trí, miền Trung trở thành cầu nối quan trọng của các vùng trong nước, của các nước Đông Nam Á với thế giới. Với ưu thế của hệ thống sân bay rộng khắp ở các tỉnh, hệ thống giao thông đường bộ…. Tất cả các ưu thế này tạo thành một thuận lợi lớn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp miền Trung nói chung, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nói riêng.

Tận dụng các ưu thế của riêng mình, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đã và đang nâng cao kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ nhằm phát triển sản xuất. Từ năm 2003 – 2007, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình 32% một năm cao hơn mức tăng trung bình của giá trị sản xuất công nghiệp (tăng trung bình 14,5%/năm). Năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các

KCN miền Trung đạt 517,8 triệu USD gấp gần 3 lần so với năm 2003. Trong thời gian qua thì giai đoạn năm 2003 – 2004 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đến tận 57%.

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miền Trung ( 2003 – 2007)

Đơn vị: Triệu USD

Năm GTSXCN Xuất khẩu Nhập Khẩu Nộp NSNN

2003 440,3 175,5 53,6 21,9 2004 572 276 113 31 2005 652 366,6 198,4 37,1 2006 703 446,6 267,9 40,2 2007 746,3 517,8 288,1 42,1 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Nếu xét cơ cấu xuất khẩu theo tỉnh thì có sự không đồng đều giữa các tỉnh trong miền.

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh

Đơn vị: Triệu USD

STT NămTỉnh 2003 2004 2005 2006 2007

1 Đà Nẵng 24,7 47,0 54,6 57,5 59,2

2 Bình Định 34,5 79,0 95,5 110.1 124,0

3 Quảng Ngãi 8,0 14,5 15,8 18,0 20,9

4 Quảng Nam 17,9 22,0 19,3 35,0 35,0

5 Thừa Thiên Huế - 3,0 15,0 22,0 23,0

6 Khánh Hòa 58,0 91,0 120,8 138,1 150,9

7 Các tỉnh khác 32,4 19,5 45,6 85,9 104,8

Tổng 175,5 276 366,6 466,6 517,8

Trong đó các KCN tại tỉnh Khánh Hòa luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vùng, tỷ trọng xuất khẩu trên giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 84,5 % vào năm 2007. Còn Đà Nẵng, trung tâm của miền Trung, kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao, bên cạnh đó tỷ trọng xuất khẩu trên giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mới chỉ đạt 34,7% vào năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu trong các KCN tập trung phần lớn tại các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung và tỉnh Khánh Hòa, năm 2003 khu vực này đã chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu của các KCN trong vùng. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của khu vực này vẫn tăng liên tục nhưng tỷ lệ nắm giữ đã giảm xuống một chút còn 70% do sự gia tăng xuất khẩu của các tỉnh khác trong miền chẳng hạn như tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Thanh Hóa.

Hoạt động xuất khẩu ngày càng giữ một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong các KCN. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài là hướng đi được nhiều doanh nghiệp trong KCN quan tâm. Thể hiện rất rõ ở tỷ trọng giá trị xuất khẩu trên tổng GTSXCN của các doanh nghiệp. (Xem hình 2.7)

Hình 2.7. Kim ngạch xuất khẩu so với GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Nhìn trên hình ta thấy, tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn của GTSXCN, và ngày càng chiểm một tỷ trọng lớn hơn trong GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Nếu như năm 2003, giá trị xuất khẩu chỉ chiếm có 40% giá trị sản xuất doanh nghiệp thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên đến 70%. Đây là tín hiệu cho thấy, cơ cấu thị trường của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đang thay đổi theo chiều hướng chung của đất nước, đó là tăng thị phần xuất khẩu ở các khu vực được khuyến khích.

Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung không chỉ giúp các doanh nghiệp thu ngoại tệ, mở rộng sản xuất mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Xuất khẩu đã tạo tiền đề cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất; bên cạnh đó xuất khẩu còn hướng các doanh nghiệp vào sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô sơ, chưa qua chế biến. Nhờ vậy mà xuất khẩu đã giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Vốn là vùng đất nghèo nàn, người dân sống hoàn toàn bằng nghề nông thì đến nay miền Trung đã có khả năng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, gia tăng xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến, giảm xuất khẩu sản phẩm thô sơ.

Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo mặt hàng

Đơn vị: Triệu USD

STT Năm Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 1 TCMN 5,3 6,4 7,1 8,9 2 Thủy sản 37,4 46,4 59,0 64,8 3 Dệt may 91,1 109,4 136,1 145,1 4 Giày dép 55,9 68,7 92,6 95,9

6 Mặt hàng khác 19,2 38,9 46,7 47,9

Tổng 276 366,6 466,6 517,8

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Hình 2.8. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung năm 2007

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Hiện nay, hàng thủy sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử đang là những hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của miền, và đây cũng là các mặt hàng nằm trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Linh kiện điển tử đang là hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và cũng là mặt hàng có tốc độ gia tăng cao, tiếp theo đó là hàng dệt may và giày dép . Năm 2007, tỷ trọng của hàng linh kiện điện tử so với kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp trong các KCN miền Trung là 29,97%, theo ngay sau là hàng dệt may với tỷ trọng là 28,03%; thấp nhất là hàng TCMN với tỷ trọng 1,72%.

Hình 2.9. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung so với toàn vùng năm 2007

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung năm 2007 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của miền Trung 517,8 triệu USD tương ứng với 21%, trong khi đó năm 2003 là 256 triệu USD và 11%. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế miền Trung.

Việc thu hút đầu tư vào các KCN qua đó sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đã tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp trong các KCN càng ổn định thì nguồn thu ngân sách nhà nước càng tăng. Đến năm 2007 các KCN miền Trung đã nộp 42,1 triệu USD vào nguồn ngân sách này. Không chỉ có vậy, nhờ ổn định được đầu ra, đã góp một phần vào giải quyết vấn nạn của xã hội - nạn thất nghiệp. Những năm gần đây các KCN miền Trung tạo ra hơn 100.000 việc làm trực tiếp cho người lao động, năm 2007 số lao động trong các KCN miền Trung là 113.016 lao động.

Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng

Đơn vị: Triệu USD

STT Mặt hàng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1 Miền Bắc 708,5 972,0 1723,1 2576,1 2675,1 2 Miền Trung 175,5 276,0 366,6 446,6 517,8 3 Tây Nguyên - - 0,3 0,6 1,5 4 Miền Nam 3054,5 3698,0 4535,4 5213,6 7604,3 Cả nước 3938,5 4946,0 6625,4 8236,9 10798,7 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia. Nhận thức được điều này, ngay sau khi đổi mới, Việt Nam đã coi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới là một hướng đi quan trọng. Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam luôn tăng với tốc độ cao. Thúc đẩy xuất khẩu trong các KCN đã góp phần tạo nên thành quả đó. Các KCN miền Nam luôn đạt kim ngạch cao nhất, theo sau là vai trò của các KCN miền Bắc. Các KCN miền Trung mới chỉ chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của các KCN cả nước. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng các KCN miền Trung vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Miền Trung cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để nâng cao kim ngạch xuất khẩu tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 46 - 52)