Đình Vũ – Cát Hải Hải Phòng 21

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 38 - 41)

Tổng Diện Tích 581.499

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX )

Trong việc xây dựng các KCN, KKT thì hiện nay, trên toàn bộ khu vực miền Trung đã có 22 KCN được xây dựng, và đặc biệt là nơi đây đã hình thành 8 KTT trên tổng số 11 KKT của cả nước. Việc hình thành các KKT, KCN là một biện pháp tích cực và có hiệu quả để tập trung nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển các ngành kinh tế trong vùng, nhất là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT đã và đang là một thuận lợi lớn cho vùng trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN miền Trung

Là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, mang ý nghĩa chiến lược như một phương kế chủ lực để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, KCN ở Việt Nam ra đời cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới được Đảng khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Có thể nói đại hội VI đã có những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy về kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Theo đó, việc xây dựng và phát triển các KCN như hiện nay đã thay thế cho mô hình KCN kiểu cũ, từ chỗ KCN chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thành nơi thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của Liên Xô đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống xã hội của nước ta. Do đòi hỏi của thực tiến khách quan, Đại hội VII đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên cơ sở điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại, được cụ thể hóa bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000. Hàng loạt các chương trình các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN với sự ra đời của KCN Tân Thuận (năm 1991) tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc ban hành quy chế KCX (Nghị định 332/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ

ngày 28/12/1994).

Miền Trung có những dải đất ven biển, gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia; hội tụ nhiều điều kiện tự nhiêu thuận lợi để xây dựng các KCN theo chủ trương đổi mới của Đảng. Năm 1994, KCN Đà Nẵng, KCN đầu tiên của miền Trung được thành lập với tổng diện tích ban đâu là 62,99 ha được đặt tại quận Sơn Trà, nằm cách cảng biển Tiên Sa 6 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5 km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2 km. Việc hình thành KCN Đà Nẵng đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của kinh tế miền Trung theo đường lối chủ trương của Nhà nước. Những năm tiếp theo, hàng loạt các KCN được thành lập ở các tỉnh trong miền như KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam được thành lập sau đó 2 năm (năm 1996).

Hình 2.1: Số các KCN ở miền Trung từ năm 1994 – 2007

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Như vậy cho đến nay, miền Trung có tất cả 22 KCN trong đó có 17 KCN chiếm 77% đã đi vào hoạt động và 5 KCN chiếm 23% đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. (xem phụ lục 2).

Nhìn trên biểu đồ ta thấy, việc xây dựng các KCN đã được các tỉnh trong miền chú trọng đó từ năm 1994 đến nay, đặc biệt năm 1998 với 8 KCN mới

được thành lập đã trở thành một năm có nhiều KCN được thành lập nhất. Các tỉnh miền Trung không chỉ tập trung xây dựng các KCN mới mà còn chú ý đến việc mở rộng các KCN sẵn có như KCN Hòa Khánh ở Đà Nẵng (năm 2004), KCN Phú Tài ở Bình Định (năm 2003), KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam (năm 2005) để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư của KCN và yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.

Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miền Trung theo tỉnh thành

STT Tỉnh, Thành phố Số KCN Tên KCN

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 38 - 41)