Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 52 - 65)

14 Ninh Thuận 1 KCN Phước Nam

2.3.1.1. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu từ phía doanh nghiệp

Mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp

Xu thế hội nhập lan tỏa khắp toàn cầu, nó không chỉ tác động đến các quốc gia mà có tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Hội nhập đã hạn chế rào cản thương mại giữa các quốc gia, các vùng. Do vậy mà tạo ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Các KCN được xây dựng với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Với các ưu đãi về thuế xuất khẩu, về đáp ứng một số chỉ tiêu kỹ thuật như SA8000… doanh nghiệp trong các KCN miền Trung ngày càng coi tăng trưởng xuất khẩu là một mục tiêu phát triển. Những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu trong giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung luôn đạt trên 25%. Tuy con số này còn khá

khiêm tốn nhưng với xu hướng tăng dần tỷ trọng trong GTSXCN cũng đủ để thấy các doanh nghiệp đang cố gắng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lên một vị thế cao hơn.

Khả năng am hiểu thị trường nước ngoài

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài chọn các KCN để đầu tư chiếm một tỷ lệ rất lớn. Có đến trên 90% vốn FDI được đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN. Với ưu điểm là thông thạo thị trường quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài này đã có đóng góp tích cực vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu của KCN.

Năm 2007, các KCN miền Trung đã thu hút được 66 dự án có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng với 682 triệu USD và 410 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn 11897 tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong nước chiếm đến 86% tổng số dự án đầu tư vào KCN miền Trung. Như vậy số dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn khá ít so với đầu tư trong nước. Nhưng sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về thị trường nước ngoài, nâng cao khả năng xuất khẩu.

Tồn tại chung hiện nay của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là khả năng nắm bắt thông tin thị trường. Hầu như các doanh nghiệp này đều thiếu sự chủ động trong việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường nước ngoài. Nên họ thường xuất khẩu những sản phẩm sẵn có mà không tìm cách thay đổi sản phẩm thích ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà khi các doanh nghiệp trong nước tham gia kinh doanh quốc tế, vấn đề thị trường là một cản trở rất lớn. Cần phải cải thiện tình hình này, để thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển sản xuất.

Năng lực sản xuất

Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn là hoạt động được khuyến khích khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN miền

Trung cũng như cả nước. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN miền Trung với các ưu thế về vốn, nắm bắt thông tin công nghệ và chuyển giao công nghệ, nên các dây chuyền công nghệ sử đạt mức tiên tiến và đồng bộ với các nước trong khu vực và thế giới với 40% sử dụng thiết bị có tính đồng bộ cao, còn lại là mức trung bình. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước do hạn hẹp về nguồn vốn và khả năng áp dụng các công nghệ hiện đại nên phần lớn công nghệ sử dụng đều đã lạc hậu, dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ 90, thế hệ 70 đem lại năng suất sản xuất không cao và tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu.

Bên cạnh đó, chất lượng lao động đang là yếu tố khó khăn với doanh nghiệp trong việc muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang xuất các sản phẩm tinh sảo, đã qua chế biến.

Hình 2.10. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo trong các KCN miềnTrung

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Năm 2007, các KCN miền Trung đã thu hút được 57.215 lao động làm việc trực tiếp, tuy nhiên lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động làm việc trong các KCN miền Trung, nhân viên kỹ thuật chiếm 4,3%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm trên 30% và còn lại hơn 60% là lao động giản đơn. Tỷ lệ này cho thấy, trình độ trung bình của người lao động trong các KCN miền Trung còn rất thấp. Cần phải có một

chính sách đào tạo nguồn nhân lực để tạo động lực cho việc sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Năng lực tài chính

KCN là điểm sáng trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn đầu tư của các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn. Trong năm 2007, vốn đầu tư vào các KCN miền Trung đạt 1.725 triệu USD và 25.504 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư vào SXKD chiếm đến 98,5% của vốn đầu tư nước ngoài và 82% vốn đầu tư trong nước.

Các KCN miền Trung trong những năm qua cũng đã tích cực thu hút vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và vào SXKD trong KCN. Tuy nhiên so với hai miền Bắc và miền Nam thì nguồn vốn đầu tư vào SXKD tại các KCN miền Trung còn rất hạn chế. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái cuối năm 2007 (một USD đổi được 16.016 VND) thì các KCN miền Trung thu hút được 1.425 triệu USD vào SXKD với quy mô trung bình 3 triệu USD/dự án. Mức đầu tư như vậy của miền Trung vẫn còn rất thấp. Cũng trong năm 2007, miền Nam thu hút được 29.501 triệu USD và miền Bắc thu hút được 9.280 triệu USD vào SXKD với mức đầu tư trung bình gần 7 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy, năng lực tài chính của các doanh nghiệp miền Trung so với hai miền còn lại trong nước còn một khoảng cách rất lớn, cản trở lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu của bản thân các doanh nghiệp.

2.3.1.2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu từ phía Nhà nước

Quan hệ chính trị ngoại giao

Ngay sau khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã xác định phải mở rộng quan hệ đối ngoại trên cơ sở chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập

vào nền kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu vào các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước ra thị trường thế giới. Với chính sách đối ngoại khôn ngoan, tích cực ký các hiệp định song phương với các nước, nhất là những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, dành cho nhau những quy chế tối huệ quốc, mức thuế quan ưu đãi, tranh thủ các nguồn viện trợ phát triển của các nước, các tổ chức quốc tế và ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: đường, điện, bến cảng, … đã tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng có nhiều lợi thế trong quá trình xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Trước đổi mới, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là các nước XHCN như Liên Xô cũ, Đông Âu. Hầu như các doanh nghiệp của ta chưa tiếp xúc được với các thị trường lớn khác trên thế giới. Nhưng nhờ có hoạt động ngoại thương mở rộng, tích cực chủ động mà cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tiếp cận được với rất nhiều thị trường của các quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Lào, Campuchia…cùng với nhiều hiệp định thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như hiệp định chống đánh thuế 2 lần; biên bản ghi nhớ giữa Cộng đồng Châu Âu và chính phủ Việt Nam về việc chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giầy dép; hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Đại Hàn Dân Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan….

Nhờ nâng cao hoạt động đối ngoại mà xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nan nói chung và của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nói riêng, trong

thời gian qua liên tục tăng với tốc độ cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Nhìn vào hình vẽ, ta thấy càng về sau hình vẽ càng dốc lên, nhất là 2 năm 2006 – 2007. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của việc Việc Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Một trong những cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO là được tiếp cận với một thị trường quốc tế rộng mở với những quy định bình đẳng đối với các thành viên, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Năm đầu tiên trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 21,5%. Đến năm 2007, nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có 10 thành viên. Trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD và 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Thủy sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử - những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung – có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ đồng trừ linh kiện điện tử với 2,2 tỷ USD.

Hình 2.11. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2003 – 2007

(Nguồn: Vụ thương mại và dịch vụ - Bộ Kế hoạch – Đầu tư)

Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Indonexia, Thụy Sĩ, Phần Lan… cũng đã thúc đẩy đầu tư vào các KCN miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, gia tăng sản xuất các sản xuất tạo tiền đề cho xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn từ xu thế hội nhập. Tham gia vào sân chơi quốc tế, tất cả các quốc gia đều phải tuân theo luật lệ chung. Thông thường các quy tắc, luật lệ này đều tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Vì vậy, hàng rào thuế quan trong xuất khẩu đang dần được tháo gỡ và loại bỏ.

Năm 2005, để phù hợp với yêu cầu hội nhập, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi theo hướng minh bạch hơn, phù hợp với các cam kết quốc tế hơn, thống nhất với chính sách ưu đãi đầu tư hơn, góp phần phát huy nội lực để phát triển sản xuất, gia tăng xuất khẩu. Theo luật mới này thì thời hạn nộp thuế của các doanh nghiệp được nâng từ 15 ngày lên 30 ngày. Như vậy doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thực chất đây là một quy định nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng xuất khẩu.

Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nói riêng sẽ có khả năng nâng cao hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Với việc thực hiện các cam kết về thuế quan theo các văn bản đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, thì thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành của biểu thuế (từ 17,2% xuống còn 13,4%). Những mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điền tử, hàng chế tạo khác.

Trong những lợi ích mà WTO mang lại sẽ bao gồm việc giảm hạn chế đối với xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên khác nhờ có thuế quan thấp hơn và sự bãi bỏ hạn ngạch của Mỹ và Liên minh châu Âu, đặc biệt đối với hàng may mặc hiện đang chiếm khoảng 15% xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, khu thuế suất trần của một số nhóm hàng được điều chỉnh tăng lên như dầu mỏ (từ 0 – 8% lên 0 – 20%); than đá (từ 0 – 5% lên 0 – 20%); quặng

kim loại (từ 0 – 3% ; 0 – 5% và 5 – 20% lên thành 0 – 20%) nhằm định hướng hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô sơ, chưa qua chế biến, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đi sâu vào sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

Trước đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại đã manh nha hình thành, cùng với công cuộc đổi mới, hoạt động này ngày cảng trở lên quan trọng, đến nay xúc tiến thương mại là một công cụ không thể thiếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Trước đòi hỏi của thực tế, ngày 6/7/2000 Cục xúc tiến thương mại ra đời. Cục có trách nhiệm kết nối các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và hợp tác với tổ chức tương tụ của một số nền kinh tế thịnh vượng. Đến nay, Bộ Thương mại đã thành lập 55 thương vụ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và 7 chi nhánh thương vụ tại tổng lãnh sự quán các khu vực thị trường châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi và châu Mỹ - La tinh. Cụ thể: ở Châu Âu hiện đang có 19 thương vụ, Châu Á – Thái Bình Dương có 15 thương vụ, vùng lãnh thổ, Châu Mỹ - Latinh có 7 thương vụ, Châu Phi có 7 thương vụ và Tây Nam Á có 6 thương vụ.

Ngoài việc thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại ở các quốc gia trên thế giới thì các tỉnh trong vùng cũng như trên cả nước đều có một trung tâm xúc tiến thương mại riêng nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của địa phương.

Các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh và thành lập những trung tâm với chương trình XTTM ở quy mô khác nhau về khoa học, công nghệ, marketing, quản trị kinh doanh, luật pháp. Năm 2005 có 169 chương trình xúc tiến thương mại với tổng kinh phí lên tới 321,88 tỷ đồng do 28 đơn vị thực hiện, tập trung cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga…. Năm 2006 có 155 chương trình XTTM được phê duyệt, với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 144,77 tỷ đồng. Tuy mức độ chi cho hoạt động XTTM ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với thế giới, nhưng việc tổ chức các chương trình XTTM đã giúp đỡ hàng nghìn lượt doanh

nghiệp đi khảo sát thị trường, tìm được bạn hàng. Bên cạnh đó, cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào phương thức bán hàng trực tuyến trên quy mô lớn, thuận lợi, hiệu quả, tạo thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hỗ trợ tài chính

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Nhìn chung, các hình thức hỗ trợ Việt Nam sử dụng là các biện pháp hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, mang tính bao cấp, nếu áp dụng lâu dài sẽ không khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp mà tạo cho doanh nghiệp sự trì trệ, ỷ lại, thụ động. Để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài, Việt Nam đã áp

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 52 - 65)