Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 79 - 81)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

3.1.2. Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, miền Trung đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới thuận lợi hơn bao giờ hết. Khu vực miền Trung nằm trên trục giao thông chính của cả nước, có nhiều sân bay, là đầu ra của các nước tiểu vùng sông Mekong, nối kết một vùng rộng lớn từ phía Nam Trung Quốc qua Myanmar, Thái Lan, Lào. Miền Trung hiện có 22 KCN được thành lập và dự kiến thành lập thêm 22 KCN trong thời gian từ nay tới 2015, được coi là điểm đột phá, điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đã đem đến những cơ hội quý giá cho sự phát triển của miền Trung nói chung cũng như các doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng. Cuối năm 2006, cây cầu quốc tế Mekong thứ hai nối Mukdahan (Thái Lan) với Savannakhet (Lào) chính thức được khai thông đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng cơ bản của hành lang kinh tế Đông – Tây đã gần như hoàn tất. Chặng đường dài hơn 1.450 km, đi qua 4 nước trên hành lang kinh tế Đông – Tây đã được rút ngắn khoảng cách về địa lý nhờ giao thông thuận lợi và cải cách hành chính thông thoáng tại các cửa khẩu quốc tế. Điều này đã mang đến những cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực, tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp miền Trung có thể tiếp cận tốt hơn với các nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và thị trường xuất khẩu phía tây rộng lớn. Thông qua Lào, thị trường Đông Bắc Thái Lan có thể chấp nhận rất nhiều hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, văn phòng phẩm…Gần đây, nhiều đại lý bán hàng tại Lào nhập khẩu các sản phẩm giày như Biti’s bán sang Thái Lan, một lượng lớn quần áo may sẵn từ miền Trung cũng được nhiều khu vực chợ trung chuyển tại Viên Chăn nhập để đưa qua Thái Lan. Các sản phẩm trang trí nội thất, dược phẩm, cao su, da và giả da cũng đang có xu hướng xuất khẩu mạnh sang thị trường Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra, với hàng thủy sản chế biến

sẵn, hàng nông sản như tỏi, tiêu…đang là những sản phẩm ưa chuộng tại các thị trường phía tây. Vì thế một số lĩnh vực đã và đang đầu tư tại các KCN miền Trung có thể tiếp tục khẳng định tại các thị trường phía Tây như hàng dệt may, chế biến thủy sản, hàng giày dép…

Sau khi luật đầu tư 2005 có hiệu lực (1/7/2006) cùng với việc ban hành nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật Đẩu tư 2005, tốc độ thu hút dầu tư vào các KCN miền Trung phát triển khá nhanh. Luật đầu tư 2005 đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN miền Trung tăng vọt lên 1.725 triệu USD, tăng 105% so với năm 2006.

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO. Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam phải điều chỉnh một số chính sách về đầu tư, thương mại để phù hợp với thông lệ quốc tế. Môi trường đầu tư sẽ hấp dẫn hơn, các rào cản thương mại sẽ được giảm hoặc gỡ bỏ, thủ tục hành chính thuận tiện hơn. Vào WTO chính là vào một thị trường rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam. Đây là một cơ hội rất lớn cho các KCN cả nước nói chung và các KCN miền Trung nói riêng trong việc thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với nguồn tài nguyên cùng hệ thống cảng biển nước sâu, hệ thống sân bay, hệ thống đường cao tốc miền Trung đang nổi lên như một địa điểm sáng lôi cuốn đầu tư trong và ngoài nước. Việc tăng nguồn vốn đầu tư vào các KCN là tiền đề để doanh nghiệp trong KCN miền Trung tập trung vào sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 25/7/1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2003 và là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình

Dương (APEC) từ tháng 11/1998 chắc chắn cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa của các KCN miền Trung sẽ còn nhiều triển vọng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w