Tạo mối liên kết rộng với các doanh nghiệp khác trong KCN

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 87 - 88)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

3.2.1.5. Tạo mối liên kết rộng với các doanh nghiệp khác trong KCN

Tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thành một khu vực là nhiệm vụ hàng đầu của các KCN. Hiện nay, với nhiều ưu thế các KCN đang là lựa chọn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi xây dựng cơ sở sản xuất trong các KCN, doanh nghiệp sẽ được sử dụng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, được công nhận một số các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn về khí thải, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn SA8000… và đặc biệt là dễ dàng liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng. Doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phải học tập các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, tức là có một mối liên hệ chặt chẽ và sâu rộng. Với điều kiện cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khu vực xác định, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc hợp tác, trở thành vệ tinh của nhau, tăng cường liên kết, áp dụng chuyên môn hóa trong sản xuất để gia tăng năng lực cạnh tranh cho từng doanh nghiệp. Hoạt động liên kết của các doanh nghiệp có thể theo xu hướng liên kết dọc (liên kết giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng hoặc với doanh nghiệp tiêu dùng sản phẩm của mình), liên kết ngang (liên kết giữa các doanh nghiệp trong

cùng một ngành). Hoạt động liên kết không chỉ tạo thuận lợi cho việc sản xuất dễ dàng và có năng suất cao, nó còn đem lại lợi ích cho xuất khẩu, nhất là khi các doanh nghệp cùng nhau liên kết hỗ trợ xuất khẩu chẳng hạn như các doanh nghiệp tạo thành một khối vững chắc để cùng cung ứng một lượng hàng lớn cho nhà nhập khẩu nước ngoài, cùng thu mua nguyên liệu ổn định giá khi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 87 - 88)