Kiến nghị về hoạt động xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 88 - 90)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

3.2.2.1. Kiến nghị về hoạt động xúc tiến thương mạ

Xúc tiến thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Xúc tiến thương mại là một trong các hoạt động nhằm giới thiệu công ty, quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm của công ty ra thị trường thế giới. Hoạt động xúc tiến thương mại được ví như cây cầu nối giữa cung và cầu. Nó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu về loại hàng hóa, về giá cả, về chất lượng, về tiêu chuẩn kỹ thuật… của người tiêu dùng, thông qua đó, doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh của mình, gia tăng được khả năng xuất khẩu, tăng thị phần tiêu thụ.

Thúc đẩy xuất khẩu là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp trong các KCN miền Trung hiện nay, nhất là khi tiến trình hội nhập ngày càng mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy, hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước trở nên vô cùng cần thiết, trong khi các trợ cấp xuất khẩu đang phải dỡ bỏ. Các hoạt động xúc tiến này cần phải được đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, phải chuyên nghiệp hơn, mang lại hiệu quả đích thực góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường cho ngành hàng hoặc địa phương.

Để thực hiện được tốt hơn nữa vai trò cầu nối, các hoạt động XTTM cần phải được đổi. Bài đưa ra một số nội dung kiến nghị như sau:

Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các thương vụ. Cho đến

quản lý nhà nước đối với XTTM toàn quốc. Toàn quốc đã hình thành một hệ thống XTTM xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, đến các Bộ ngành, các hiệp hội ngành hàng và các Tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã thiết lập được 55 thương vụ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhằm phụ trách các thị trường ở các nước khác nhau trên thế giới. Quan hệ giữa các tổ chức XTTM trong nước với các thương vụ đã được thiết lập từ lâu, đã phát huy tác dụng của hoạt động XTTM, song các thông tin qua lại vẫn theo những vụ việc cụ thể, chưa có tính bài bản, chưa mang tính chiến lược để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu. Trong các biện phát tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các tham tán, thì việc tăng cường quan hệ giữa cục XTTM với các tham tán thương mại ở nước ngoài là một mắt xích quan trọng vì hai bên đều có chung nhiệm vụ và ở vị trí đầu mối tiếp xúc trược tiếp với doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài, cùng có điều kiện, môi trường để thực hiện. Việc tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các thương vụ có thể đi theo các hướng sau:

- Tăng thời lượng, hàm lượng, đầy đủ kịp thời thông tin kế hoạch XTTM ở trong và ngoài nước để các tổ chức XTTM và tham tán cùng biết, cùng phối hợp thực hiện.

- Cùng nhau tìm ra những hình thức mới, phong phú trong việc thực hiện các hạng mục trong Chương trình XTTM quốc gia ở nước ngoài.

- Các tổ chức XTTM làm đầu mối duy trì quan hệ giữa các tham tán và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

- Cần giải quyết vấn đề kinh phí cho hoạt động XTTM sao cho có trọng điểm, không lãng phí, thuận lợi cho các tham tán cũng như các tổ chức XTTM hoạt động; đồng thời cần đa dạng hóa việc huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để các tổ chức thuộc hệ thống XTTM ở trong nước và nước ngoài mở mang hoạt động, nhất là cho các thương vụ.

của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Do có điều kiện kinh tế - xã hội

không giống nhau, nên đã tạo ra những lợi thế, bất lợi riêng cho sản phẩm của từng vùng trong cả nước. Sản phẩm thủy sản của miền Trung có thể nói là đa dạng với trữ lượng lớn hơn các vùng khác; sản phẩm máy móc linh kiện điện tử của miền Trung có thể có chất lượng không bằng với sản phẩm của miền Bắc và miền Nam do nơi đây thiếu nhiều lao động có trình độ… Chính vì có sự khác biệt này mà nên phải có các chương trình XTTM riêng cho các doanh nghiệp miền Trung cũng như cho doanh nghiệp trong các KCN trong miền để làm nổi bật những lợi thế, những ưu điểm của các doanh nghiệp trong các KCN miền Trung.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Hầu hết

doanh nghiệp trong các KCN miền Trung còn yếu về cả thế và lực, vì thế công tác nghiên cứu thị trường dường như còn nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp này. Thế nên, Nhà nước cần phải cùng phối hợp với các cơ quan tham tán, thương vụ của Việt Nam tại thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng của công tác dự báo thông tin thị trường, nắm bắt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, tình hình cạnh tranh… Nhà nước cần xây dựng và tăng cường hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là một biện phát rất hiệu quả bởi nó giúp các doanh nghiệp tìm hiểu được thông tin nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí đi lại. Ngoài ra Nhà nước có thể tổ chức các đoàn khảo sát cho doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đi thị sát, tìm hiểu nhu cầu thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh, gia tăng khả năng thâm nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w