SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 30 - 33)

3 Điều Luật Thương mại 2005; Những văn bản pháp luật kinh tế, Tr 227.

1.5. SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

Ngày nay, hòa chung trong xu thế hội nhập, các quốc gia trên thế giới đều mở rộng cánh cửa nền kinh tế để đẩy mạnh mậu dịch thương mại với các quốc gia khác. Cánh cửa kinh tế mở là điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hóa ra (xuất khẩu) và dòng hàng hóa vào (nhập khẩu). Trong đó các quốc gia đều muốn tăng cường xuất khẩu để phát triển nền kinh tế bền vững.

Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài là con đường mà rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng thì trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến …qua đó có thể nâng cao năng lực sản xuất và tạo dựng được vị thế cạnh tranh nhất định trên thương trường quốc tế.

Qua hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, quốc gia sẽ nhận biết được lợi thế so sánh của mình, từ đó giúp cho quốc gia có thể tập trung được nguồn lực vào sản xuất và cung ứng những sản phẩm có thế mạnh, tạo điều kiện cho phân công lao động quốc tế được hình thành. Ngoài ra, xuất khẩu thu ngoại tệ tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc hiện đại để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

KCN ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đó cũng chính là những bước đầu tiên để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Do được hưởng những ưu đãi và một cơ chế hải quan thông thoáng, nên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN ngày càng giữ một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay kim ngach xuất khẩu tại các KCN chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngoài ra, KCN là nơi thu hút vốn, công nghệ tiên tiến của nước ngoài giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô sang các sản phẩm chế tạo, góp phần tạo uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường thế giới. Như vậy, cần phải

thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Tóm lại, trong chương 1 giới thiệu một số vấn đề cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu và KCN. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một số kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các KCN nói riêng. Căn cứ về mặt lý luận để nhận thấy rằng Việt Nam cần phải có các giải pháp thích hợp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 30 - 33)