Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miềnTrung

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 43 - 46)

14 Ninh Thuận 1 KCN Phước Nam

2.2.1. Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miềnTrung

Với nhiều lợi thế về tự nhiên như nằm trên trục giao thông Bắc – Nam; có các tuyến quốc lộ nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan, Myanmar theo tuyến hành lang đông – tây; đồng thời có nhiều cửa ngõ ra biển đến các quốc gia vùng phía Bắc, miền Trung Việt Nam đang nổi lên là một điểm sáng về đầu tư.

Với sự nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư của ban quản lý các KCN trong vùng cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các KCN miền Trung đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hình 2.3. Thu hút đầu tư trong nước vào các KCN miền Trung

Hình 2.4. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN miền Trung

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Năm 2007 các KCN miền Trung đã thu hút được 25.504 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước tăng gần 2,5 lần so với năm 2003 và tăng đều theo các năm. Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng rất chú trọng vào thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN miền Trung tăng 104%. Đây là tín hiệu khả quan cho miền Trung phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư vào các KCN miền Trung vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư của cả nước.

Hình 2.5. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả nước đến hết năm 2007

Hình 2.6. Cơ cấu đầu tư trong nước vào các KCN trên cả nước đến hết năm 2007

(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Miền Nam là khu vực hấp dẫn đầu tư nhất cả nước, tiếp theo đó là miền Bắc. Hai miền này đã chiếm tỷ lệ trên dưới 90% về vốn đầu tư. Bởi lẽ có điều này, là do môi trường đầu tư ở hai miền đầu tổ quốc hấp dẫn hơn, thu hút các nhà đầu tư bằng các chính sách thông thoáng, bằng cơ sở hạ tầng KCN, bằng nguồn tài nguyên phong phú, bằng nguồn lao động đông đảo lành nghề, bằng sự phát triển của các ngành phụ trợ….

Vốn đầu tư vào các KCN được sử dụng dưới các mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành hai mục đích chính là sử dụng cho việc xây dựng CSHT KCN và sử dụng để SXKD. Khi CSHT của KCN đã cơ bản hình thành thì cần phải có biện pháp thu hút vốn đầu tư vào việc sản xuất kinh doanh, gia tăng sản xuất và thúc đẩy xuất. Trong những năm qua, vốn đầu tư dành cho việc SXKD trong các KCN miền Trung luôn tăng đều. Tính đến năm 2007, số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào SXKD đạt 1.700 triệu USD chiếm tới 98,5% tổng vốn, số vốn đầu tư trong nước vào SXKD đạt 20.951 tỷ đồng chiếm 82% tổng vốn. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy từ sau năm 2003, hầu hết các KCN ở miền Trung đã xây dựng xong và đi vào hoạt động. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc thu hút đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của miền Trung trong thời gian tới.

Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung

Năm Vốn đầu tư vào phát triển CSHT Vốn đầu tư vào SXKD Vốn đầu tư nước ngoài (Tr USD) Vốn đầu tư trong nước (Tỷ đồng) Vốn đầu tư nước ngoài (Tr USD) Vốn đầu tư trong nước (Tỷ đồng) 200 3 13 1.456 332 8.937 200 4 13 2.423 433 11.508 200 5 13 3.222 587 13.503 200 6 13 3.795 830 17.705 200 7 25 4.553 1700 20.951 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 43 - 46)