Chủ động hơn trong việc nghiên cứu thị trường nước ngoà

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 81 - 83)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

3.2.1.1. Chủ động hơn trong việc nghiên cứu thị trường nước ngoà

Nghiên cứu thị trường là hoạt động của một doanh nghiệp đi tìm hiểu, điều tra về một thị trường mới, xa lạ để nắm được thông tin cần thiết phục vụ mục đích của doanh nghiệp. Các thông tin thường được các doanh nghiệp quan tâm như thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, mức độ cạnh tranh trên thị trường, sự ổn định chính trị, các rào cản thuế quan, các chính sách kinh tế… Đây là những thông tin cơ bản cần phải có để doanh nghiệp kinh doanh tốt trên thị trường nước ngoài. Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp không thể không quan tâm đến vấn đề thuế quan, đây là yếu tố trực tiếp tác động làm tăng giá của sản phẩm. Vấn đề thị hiếu của khách hàng giúp doanh nghiệp định hướng được hàng hóa dịch vụ kinh doanh thành công trên thị trường đó. Mức độ cạnh tranh trên thị trường giúp doanh nghiệp có được chiến lược cạnh tranh phù hợp… Bên cạnh đó, những thông tin này lại có tính chất động rất cao, nhất là thị hiếu của khách hàng. Do vậy, yêu cầu về độ chính xác, kịp thời của thông tin buộc các doanh nghiệp phải chủ động hơn trong hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp phải có thái độ chủ động hơn trong việc nghiên cứu thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu, nắm bắt thông tin thị trường nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi tình trạng xuất khẩu theo hình thức tự phát. Ngoài ra, nhờ quá trình nghiên cứu các doanh nghiệp mới có thể nâng cao được chất lượng hàng hóa, gia tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp có hai phương hướng thực hiện:

Một là doanh nghiệp trực tiếp liên hệ với các cơ quan XTTM tại địa phương và

Trung ương, cơ quan XTTM trong BQL KCN, các thương vụ ở nước ngoài để tìm hiểu thông tin một cách gián tiếp, phương án này sẽ giảm bớt cho doanh nghiệp các khoản chi phí đáng kể như chi phí cho nghiên cứu thị trường, chi phí đi lại, chi phí về thời gian… nhưng nguồn thông tin doanh nghiệp lấy được có độ cập nhật, độ chính xác, tính hướng đích không cao. Hai là các doanh nghiệp chủ động mở các cuộc điều tra tại thị trường nước ngoài để lấy thông tin, những thông tin mà các doanh nghiệp thu thập được sẽ có độ tin cậy cao, mang tính kịp thời, hướng đích giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định chính xác tuy nhiên phương án này lại có chi phí rất cao. Mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm khác nhau, doanh nghiệp phải có sự kết hợp giữa các phương án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, chẳng hạn như đối với các thông tin về chính trị, pháp luật, hàng rào thuế quan của thị trường nước ngoài các doanh nghiệp sẽ sử dụng phương án một; còn đối với các thông tin mang tính chiến lược, thông tin tìm hiểu về thị hiếu khách hàng, về biến động trên thị trường doanh nghiệp nên sử dụng phương án hai. Với phương án hai này, các doanh nghiệp có thể kết hợp mục đích tìm kiếm thông tin trong các buổi hội trợ trong và ngoài nước.

Để thực hiện tốt được giải pháp này, điều kiện đầu tiên đó là vấn đề tài chính. Các doanh nghiệp cần phải có một ngân quỹ nhất định dành cho việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, coi đây như một khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tạo dựng được một mối quan hệ thường xuyên với các tổ chức XTTM để nắm bắt được thông tin cần thiết khi có biến động trên

thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Trang 81 - 83)