1. Nắm được một số nét chung của các nguyên tố nhóm VIA, từ đó so sánh sự giống nhau và khác nhau của các nguyên tố trong nhóm.
2. Sự phù hợp của tính chất hoá học khi đi từ trên xuống dưới trong nhóm. Khả năng tạo ra axit dạng H2RO4 và độ mạnh yếu của các axit đó.
3. So sánh tính chất hoá học của nhóm VIA với nhóm halogen
4. Giải thích các trạng thái oxi hoá có thể có của một số Oxi và lưu huỳnh.
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Do đã có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên khi nhận thêm 2 electron, nguyên tử trở thành ion mang hai đơn vị điện tích âm. Khi được kích thích, chẳng hạn, với lưu huỳnh cặp electron trong phân lớp 3p và cặp electron trong phân lớp 3s có thể tham gia liên
Chương V OXI - LƯU HUỲNH.
LÍ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC §1. Phân nhóm chính nhóm VI
Phân nhóm chính nhóm VI hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố: oxi, lưu huỳnh, selen, telu và poloni (poloni là nguyên tố phóng xạ).
Nguyên tử của các nguyên tố trong phân nhóm đều có 6 electron lớp ngoài cùng ns2 np4. Trong 4 electron ở phân lớp p có 2 electron cặp đôi và 2 electron độc thân.
Các nguyên tố của phân nhóm chính nhóm VI có các số oxi hoá -2 (trong hợp chất với hiđro và kim loại), +4 và +6 (trong hợp chất với oxi và những phi kim có độ âm điện lớn hơn).
kết hoá học. Oxi thường có số oxi hoá - 2 riêng trong hợp chất OF2, oxi có số oxi hoá +2.
Hợp chất với hiđro của các nguyên tố trong phân nhóm có dạng H2R: H2O, H2S, H2Se, H2Te. Khi tan trong nước, chúng tạo thành các axit (có cùng công thức) và độ mạnh của axit tăng theo chiều tăng của số thứ tự các nguyên tố.
Lưu huỳnh, selen và telu tạo ra các oxit RO2 và RO3, axit tương ứng với các oxit đó có dạng H2RO3 và H2RO4. Độ mạnh của những axit này giảm theo chiều tăng của số thứ tự các nguyên tố.
Tính chất hoá học của các nguyên tố trong phân nhóm biến đổi theo quy luật: tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố. Oxi là phi kim điển hình, còn telu cũng là phi kim nhưng có vẻ sáng kim loại và dẫn điện.
Oxi và lưu huỳnh là hai nguyên tố phổ biến và có nhiều ứng dụng nhất.
III. Bài tập củng cố. 1. Hãy giải thích các số oxi hoá sau:
a. Trong hợp chất thì oxi luôn có số oxi hoá -2, trừ hợp chất với flo. b. Số oxi hoá của S dao động từ -2 → +6.
IV. Bài tập về nhà:
Tiết 49: Oxi