1. Nắm được hidroclorua là khí tan nhiều trong nước.
2. Nắm được hai phản ứng làm cơ sở cho hai phương pháp điều chế hidroclorua trong CN.
3. Axit clohidric là axit mạnh, viết đúng các phương trình phản ứng giữa axit clohidric với các chất khác.
4. Biết cách nhận biết gốc clorua, không chỉ lí thuyết mà cả thực hành.
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ
1. Nêu các tính chất hoá học của clo. Viết các phản ứng hoá học minh hoạ. 2. Làm bài tập số 6 trang 76 - SGK
III. Tiến trình bài giảng.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Có thể thấy rõ độ tan lớn của hiđro clorua trong thí nghiệm sau đây:
Nạp hiđro clorua vào đầy một bình thủy tinh thành dày và đậy kín bình bằng nút cao su. Xuyên qua nút có một ống thuỷ tinh thẳng vuốt nhọn ở đầu và một ống nhỏ giọt chứa đầy nước.
§3. Hidroclorua - HCl 1. Tính chất vật lí.
Hiđro là chất khí không màu, nặng hơn không khí gấp 1,3 lần. Nếu thở phải nhiều hiđro clorua thì đường hô hấp sẽ bị tổn thương và có thể bị ngạt.
Hiđro clorua tan nhiều trong nước. ở 00C, một thể tích nước hoà tan được 500 thể tích hiđro clorua. Dung dịch hiđro clorua trong nước gọi là axít clohiđric.
(h.19). Nhúng ống thủy tinh vào một cốc lớn chứa đầy nước nhuộm màu bằng quỳ tím. Bơm vài giọt nước từ ống nhỏ giọt vào bình. Nước trong cốc theo ống phun lên thành vòi, dung dịch trong bình ngả sang màu đỏ. Đó là do hiđro clorua tang trong nước, tạo ra sự giảm áp suất trong bình nên áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ HCl đã tan. Dung dịch thu được là axit nên quỳ ngả sang màu đỏ.
Dùng nước để hoà tan khí hiđro clorua, tạo thành axít clohiđric. Công việc này được thực hiện trong các tháp hấp thụ: nước phun từ trên xuống, khí đi từ dưới lên. Trong tháp có những ống sứ không bị axit ăn mòn để làm tăng diện tích tiếp xúc giữa khí với nước (tương tự tháp hấp thụ SO3 để tạo thành H2SO4 trong sản xuất axit sunfuric. Hoá học lớp 9). Phương pháp tổng hợp là phương pháp chủ yếu trong công nghiệp hiện đại để điều chế axit clohiđric.
- Phản ứng với khí NH3 tạo thành khói trắng NH4Cl. HCl + NH3 → NH4Cl
- Khi tan vào nước, nó thể hiện đầy đủ tính chất của một axit thông thường.
3. Điều chế
- Phương pháp sunfat: cho natri clorua tinh thể tác dụng với axít sunfuríc đậm đặc, đun nóng. Tuỳ theo nhiệt độ đun mà tạo thành hoặc NaHSO4 hoặc Na2SO4:
NaCl + H2SO4 ddt0
→
NaHSO4 + HCl
- Phương pháp tổng hợp: dùng để điều chế hiđro clorua trong công nghiệp là đốt hiđro trong clo
H2 + Cl2 → HCl
§4. Axit clohidric - Muối clorua I. Axit clohidric.
1. Tính chất vật lí.
Axit clohiđric là chất lỏng không màu. Axit đặc chứa tới 37% hiđro clorua và "bốc khói" trong không khí ẩm.
2. Tính chất hoá học
a. Trong dung dịch, axit clohiđric là axit mạnh có đầy đủ tính chất hoá học đã biết của axit.
- Phản ứng với các oxit bazơ, bazơ HCl + CaO → CaCl2 + H2O HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O - Phản ứng với nhiều kim loại
HCl + Fe → FeCl2 + H2 - Phản ứng với một số muối.
HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Axit clohiđric được giữ và vận chuyển trong các xitec có lót cao su không bị ăn mòn, trong các lọ thuỷ tinh, lọ polietilen.
Ở đây chúng ta giới thiệu những muối clorua quan trọng nhất:
BaCl2 là chất độc, dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp.
AlCl3 thường được dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
ZnCl2 dùng quét lên gỗ chống mục, bôi lên mặt kim loại trước khi hàn vì nó vừa có tác dụng tẩy gỉ, vừa làm cho hợp kim hàn bám chắc vào kim loại.
b. Axit clohiđric là axit có tính khử, do Cl trong axit có số oxi hoá thấp nhất (-1) → phản ứng được các chất oxi hoá.
4HCl + MnO2 →t0 MnCl2 + Cl2 + 2H2O 16HCl+2KMnO4 →t0 2KCl+2MnCl2+5Cl2+8H2O
3. Ứng dụng.
Axit clohiđric có nhiều ứng dụng. Nó được dùng để điều chế các muối clorua (bari clorua, kẽm clorua...). Một lượng lớn axit clohiđric được dùng để tẩy gỉ, làm sạch bề mặt những vật liệu bằng gang, thép trước khi quét sơn hoặc phủ lên chúng một lớp kim loại có tác dụng bảo vệ.
Axit clohiđric còn được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và trong y tế.
II. Muối clorua.
Các muối clorua hầu hết dễ tan trong nước (- AgCl, PbCl2…)
Các muối clorua có đầy đủ tính chất hoá học của một muối tan thông thường:
- Muối tan tác dụng với bazơ tan.
CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaCl - Muối tan tác dụng với axit.
BaCl2 + H2SO4 → HCl + BaSO4 - Muối tan tác dụng với muối tan.
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl Giới thiệu những muối clorua quan trọng nhất: NaCl không những quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của con người mà còn là nguyên liệu sản xuất clo, natri hiđroxit, axit clohiđric.
KCl là phân bón chứa kali.
CaCl2 ở dạng khan dùng làm khô các khí (sau khi hút nước, nó biến thành CaCl2.6H2O).
III. Nhận biết gốc clorua
Muốn nhận ra gốc clorua (axit clohiđric hoặc muối clorua) trong dung dịch, ta nhỏ dung dịch bạc nitrat vào dung dịch đó → Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng không tan trong axit nitric thì kết luận rằng trong dung dịch cần nhận biết có gốc clorua.
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl AgCl không tan trong axit nitric. Nếu để ra ngoài ánh sáng nó xám dần lại do phân huỷ thành clo và bạc kim loại ở dạng bột màu đen.
AgCl →as Ag +Cl2 IV. Bài tập củng cố.
1. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) khi cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: K2SO4, K2SO3, K2SiO3, K2S, K2CO3. Các chất khí sinh ra có tính oxi hoá-khử như thế nào?
V. Bài tập về nhà:
2, 3, 4 – trang 78 – SGK 2, 3, 4, 5, 6 – trang 80 – SGK
Tiết 40: Một số hợp chất chứa oxi của clo