1. Học sinh hiểu được quá trình tạo thành các ion và viết được sơ đồ tạo thành ion. 2. Nắm được sự hình thành liên kết ion. Viết được quá trình tạo thành các hợp chất
ion từ những đơn chất
3. Biết được những nguyên tố nào khi liên kết với nhau sẽ tạo thành liên kết ion, nguyên tố nào sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị.
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ.
1. Thế nào là liên kết cộng hoá trị? Phân biệt liên kết cộng hoá trị có cực, không cực? Ví dụ?
2. Viết quá trình hình thành các phân tử sau từ các nguyên tử: H2, Cl2, NH3, H2O.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng §2: Liên kết ion. I. Sự tạo thành các ion.
- Các kim loại thường có xu hướng cho đi electron hoá trị của mình để đạt cấu hình bền. Khi đó ion nó tạo ra gọi là cation:
M – ne = Mn+ VD:
Na – 1e = Na+ Al – 3e = Al3+
- Các phi kim thường có xu hướng nhận electron để có cấu hình bền. Khi đó ion nó tạo ra gọi là anion.
X + ne = Xn- VD:
Cl + 1e = Cl- O + 2e = O2-
- Lưu ý rằng khi nguyên tử nhường hay nhận electron thì hạt nhân nguyên tử không thay đổi, chỉ có thay đổi kiến trúc lớp vỏ.
II. Sự tạo thành liên kết ion.
- Xét phản ứng đốt cháy Na trong khí Cl2: Cl Na + 1e Na++Cl- NaCl hoặc:
2Na + Cl2 → 2Na+ + 2Cl- → 2NaCl - Tương tự:
2K + Br2 → 2K+ + 2Br- → 2KBr 2Mg + O2 → 2Mg2+ + 2O2- → 2MgO 4Al + 3O2 → 4Al3+ + 6O2- → 2Al2O3. Định nghĩa liên kết ion:
- Là liên kết được hình thành giữa 2 ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
- Hợp chất được hình thành từ liên kết ion gọi là hợp chất ion.
* Bản chất của liên kết ion:
- bản chất là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.
- Hình thành giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim.
2.1e
2.1e 2.2e 4.3e
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
III. Kết luận về việc tạo thành liên kết hoá học.
Các nguyên tử khi tham gia liên kết đều mong muốn đạt tới cấu hình bền giống khí hiếm gần nó nhất.
Có 2 cách để đạt được điều đó: + Góp chung electron giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết → liên kết cộng hoá trị.
+ Chuyển hẳn electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác → liên kết ion.
Khi tạo thành liên kết cộng hoá trị, nếu 2 nguyên tử phi kim giống nhau → liên kết cộng hoá trị không cực. Nếu khác nhau → liên kết cộng hoá trị có cực.
Không có ranh giới rõ ràng trong việc phân chia liên kết cộng hoá trị và liên kết ion. Có thể coi liên kết cộng hoá trị có cực là loại liên kết chuyển tiếp giữa liên kết cộng hoá trị không cực và liên kết ion.
Quy tắc bát tử không phải lúc nào cũng đúng.
VD: PCl5, NO2, …
IV. Bài tập củng cố.
1. Viết sơ đồ hình thành CTCT của MgCl2, FeS… V. Bài tập về nhà:
1, 2, 3, 6, 7, 8, 9 – trang – 40/41
Tiết 18: Luyện tập