1. Học sinh hiểu được vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau. 2. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị phân cực, không phân cực.
3. Những nguyên tố nào liên kết với nhau sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị. 4. Viết được công thức electron, CTCT của các phân tử có liên kết cộng hoá trị.
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Chương II. LIÊN KẾT HOÁ HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN MENDELEEV
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
I. Sự tạo thành liên kết cộng hoá trị.
1. Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau?
- Xét các nguyên tố sau:
1H 1s1; 2He 1s2; 17Cl …3s23p5; 18Ar … 3s23p6.
Trong tự nhiên cấu hình He bền hơn H, Ar bền hơn Cl.
- Kết luận: Các nguyên tử phải liên kết với nhau để có cấu trúc electron bền vững (giống khí hiếm) hơn so với khi đứng độc lập.
2. Các nguyên tử liên kết nhau như thế nào.
- Nếu các nguyên tử là phi kim tiến lại gần nhau, xu hướng tạo liên kết đó là góp chung electron để tạo ra cặp electron dùng chung.
- Xét sự tạo thành phân tử H2:
H + H H H H-H H2
CT electron CTCT
+ Dấu hai chấm “:” của cặp electron dùng chung được đặt giữa 2 nguyên tử.
+ Cặp electron dùng chung được thay bằng dấu gạch ngang “-” trong CTCT. - Xét phân tử Cl2: Cl + Cl Cl Cl Cl-Cl Cl2 CT e CTCT - Xét phân tử HCl: Cl H + H Cl H-Cl HCl - Xét phân tử H2O: H O H H-O-H H2O - Xét phân tử NH3: H N H H-N-H NH3 H H -
Những liên kết được hình thành như trên được gọi là liên kết cộng hoá trị.
3. Định nghĩa liên kết cộng hoá trị.
- Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử bằng cặp electron dùng chung.
- Khi tạo thành liên kết cộng hoá trị, các nguyên tử đảm bảo quy tắc bát tử: “mỗi nguyên tử có 8 electron xung quanh thì bền”.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
dùng chung → liên kết đó gọi là liên kết đơn.
- Nếu liên kết giữa 2 nguyên tử = 2, 3 cặp electron dùng chung → liên kết đó gọi là liên kết đôi, ba. VD:
+ liên kết đôi: CO2, C2H4.
C O O = C = O CO2 O
+ liên kết ba: N2, C2H2.
N + N N N N N--- N2
II. Phân loại liên kết cộng hoá trị.
- Liên kết cộng hoá trị có cực: là liên kết mà cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Thường xuất hiện giữa 2 nguyên tử phi kim khác loại.
VD:
H-Cl, NH3…
- Liên kết cộng hoá trị không cực: là liên kết mà cặp electron dùng chung nằm chính giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết. Thường xuất hiện giữa 2 nguyên tử phi kim cùng loại.
VD:
H-H, Cl-Cl…
- Liên kết cho nhận: là liên kết cộng hoá trị mà cặp electron dùng chung do 1 nguyên tử đưa ra, nguyên tử còn lại chỉ dùng chung.
S O O = S O SO2 O
III. Bài tập củng cố.
1. Viết CT electron, CTCT của H2S, HBr, Br2, CH4. 2. Viết CTCT của HOCl, HClO2,…
IV. Bài tập về nhà:
Tiết 17: Liên kết ion