1. Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học bằng các phản ứng thực nghiệm. a. SO2 là oxit axit – axit của nó là H2SO3
b. SO3 là oxit axit mạnh – tương ứng với H2SO4
c. Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của axit. Khi đặc nóng, có tính chất của chất oxi hoá mạnh
2. Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm với các dung dịch và chất khí. 3. Củng cố kiến thức điều chế các hợp chất của S trong PTN.
B. Chuẩn bị đồ dùng.
1. Hoá chất:
c. Các dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, HCl, Na2CO3, Ba(NO3)2, S bột, Fe, Zn, Cu, CdSO4, Pb(NO3)2 .
d. Chỉ thị quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng 2. Dụng cụ thí nghiệm:
1. 40 ống nghiệm sạch 2. 4 kẹp gỗ.
3. 4 giá gỗ.
4. 4 thìa thuỷ tinh. 5. 4 cốc thuỷ tinh. 6. 4 đũa thuỷ tinh 7. 4 chậu thuỷ tinh.
8. 1 chậu nước sạch.
9. 4 ruột gà rửa ống nghiệm. 10. 4 đèn cồn. 11. diêm. 12. Dao con. 13. kéo C. Tiến trình lên lớp. I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.
Cách tiến hành thí nghiệm Giải thích hiện tượng – Phương trình phản ứng Thí nghiệm 1: Lưu huỳnh tác dụng với hiđro
Cho một cục lưu huỳnh bằng hạt đậu vào ống nghiệm và hơi đốt nóng đáy ống nghiệm để lưu huỳnh dính vào thuỷ tinh. Sau khi để nguội ống nghiệm, dính vào trong thành ống một mẩu giấy quỳ xanh. úp ngược ống nghiệm cho đáy lên trên và nạp hiđro bằng cách đẩy không khí. Sau khi cho hiđro và đầy ống, dùng một tờ giấy trắng sạch gấp đôi và có tẩm dung dịch chì nitrat đậy miệng ống nghiệm (lúc đó vẫn úp ngược ống nghiệm). Dùng ngón tay ấn tờ giấy vào ống nghiệm. Sau đó lật cho miệng ống lên phía trên, tiếp tục dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm và đun lưu huỳnh cho đến sôi. Giấy quỳ hoá đỏ còn giấy lọc được phủ một màng chì sunfua màu đen. Nếu bỏ ngón tay ra khỏi ống
nghiệm, ta ngửi thấy mùi của hiđro sunfua.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của hiđro sunfua với các muối.
Cho ít cục nhỏ sắt sunfua vào đáy cốc. Dán vào phía trong của thành cốc những băng giấy có tẩm dung dịch của các muối phản ứng được với hiđro sunfua: CuSO4, CdSO4, Pb(NO3)2 . Dùng pipet nhỏ 2-3ml dung dịch axit sunfuric lên những cục sắt sunfua. Đậy cốc bằng một vài lớp giấy lọc có tẩm dung dịch kiềm và trên có một tấm kính. Hiđro sunfua phản ứng với các muối và các băng giấy bị nhuộm màu.
Thí nghiệm 3: Tính chất hoá học của axit sunfuric
a) Thử dung dịch bằng quỳ.
b) Cho dung dịch tác dụng với các kim loại sau đây: đồng, kẽm, sắt. Đồng là kim loại kém hoạt động đứng sau hiđro trong dãy hoạt động, không đẩy hiđro ra khỏi axit sunfuric. Kẽm và sắt đẩy được.
c) Axit sunfuric tác dụng với các oxit bazơ. Dùng mũi dao nhíp lấy một ít đồng oxi cho vào ống nghiệm có chứa axit sunfuric và đốt nóng. Dung dịch đồng sunfat được tạo thành. Cho magie oxit tác dụng với axit sunfuric. Thu được magie sungat.
d) Có thể thực hiện thí nghiệm quen biết là do bari hiđroxit tác dụng với dung dịch axit sunfuric để chỉ rõ có muối tạo thành trong phản ứng trung hoà. Lấy một cốc có chứa dung dịch bari hiđroxit bão hoà và đậy cốc bằng một mảnh gỗ dán có lắp phễu. Rót axit qua phễu vào cốc. Kết quả của phản ứng là có những tinh thể nhỏ trắng tạo thành. Đó là bari sunfat.
e) Cho vỏ bào đồng hoặc những mảnh dây đồng vào ống nghiệm hoặc vào cốc và rót axit sunfuric đặc vào. Không thấy có biến đổi nào xảy ra.Đun nóng axit với đồng, khí sunfurơ bay lên. Nhận biết khí sunfurơ căn cứ vào mùi của nó, hoặc sự biến đổi màu của giấy quỳ xanh ẩm. Dung dịch không có màu đặc trưng của đồng sunfat ngậm nước. Nếu rót thêm nước vào, sau khi để nguội thì màu đặc trưng của dung dịch đồng sunfat xuất hiện.
III. Bài tập về nhà.
Viết tường trình các thí nghiệm đã tiến hành theo mẫu tường trình như sau:
Bài thực hành số 2 Họ và tên:
Lớp:
Nhóm thí nghiệm số:
STT Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3