Tiết 63, 64: Ôn tập học kì II

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 10 (cơ bản) (Trang 105 - 106)

1. Hệ thống hoá kiến thức chương IV, chương V. So sánh tính chất của các phi kim trong các nhóm khác nhau.

2. Kĩ năng giải bài tập tính toán theo phương trình phản ứng: phản ứng trong dung dịch, trong pha khí, trong pha rắn.

3. Kĩ năng nhận biết các chất hoá học. Viết phương trình phản ứng theo yêu cầu đề bài.

4. Các phương pháp điều chế các chất quan trọng trong hoá học.

B. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. II. Tiến trình bài giảng.

Câu hỏi – Bài tập Hướng dẫn

Bài 1.

Viết phương trình phản ứng khi cho H2SO4 loãng: Na, NaOH, CuCl2, Na2CO3, NaHCO3, Clorua vôi, nước Javen.

Bài 2.

Hỗn hợp A gồm BaO, FeO và Al2O3. Hoà tan A vào lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào dung dịch D phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 3.

Viết các phương trình phản ứng hoá học có thể xảy ra khi cho hỗn hợp các khí O3, Cl2, CO2 đi qua dung dịch KI dư.

Bài 4.

Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi.

a, Cho dòng khí CO2 liên tục đi qua dung dịch Ca(OH)2.

b, Cho dòng khí SO2 qua dung dịch nước brôm đến dư.

c, Cho dần dần đến dư dd KMnO4 vào cốc đựng dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.

Bài 5

Hoàn thành sơ đồ.

a. FeS2 → SO2 → K2SO3 → KHSO3 → K2SO3 → ZnSO3 → ZnSO4 → ZnCl2 → Zn(NO3)2

b. ZnSO3 → SO2 → H2SO4 → S → H2S → H2SO4 → FeSO4 → Fe2(SO4)3 .

Bài 6.

Hoà tan hết 12g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (có hoá trị 2) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho 3,6g kim loại R tan hết vào 400ml H2SO4 1M thì axit còn dư.

- Xác định kim loại R và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Bài 7.

Có dung dịch A gồm H2SO4, FeSO4 và MSO4 (M là kim loại hoá trị 2) và một dung dịch B gồm NaOH 0,5M và BaCl2 dư.

Để trung hoà 200ml dung dịch A cần 40ml

dung dịch B. Cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B, thu được 21,07g kết tủa gồm một muối và hai hiđroxit của hai kim loại và dung dịch D. Để trung hoà D cần 40ml dung dịch HCl 0,25M.

- Xác định kim loại M biết khối lượng nguyên tử của nó lớn hơn 23.

- Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A.

Bài 8.

Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm bột Fe và FexOy hoà tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 2,24 lít khí ở 2730C và 1atm. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa,làm khô và nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn.

- Tính % khối lượng các chất trong Y. - Xác định công thức của oxit.

- Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu để hoà tan hết Y.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 10 (cơ bản) (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w