Giảng nghĩa từ khó: ngày Huế đổ máu, loắt choắt, ca lô, thượng khẩn

Một phần của tài liệu Giao an HKII (Trang 44 - 45)

TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG

- GV mời HS đọc phần (*) sách giáo khoa trang 72.

- GV đọc mẫu, mời HS đọc tiếp.

[?] Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy. Em hãy phân đoạn cho bài thơ.

[?] Chú bé Lượm và nhà thơ gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?

[?] Lượm được nhà thơ miêu tả như thế nào về hình dáng, trang phục, cử chỉ trong công việc?

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm :

SGK trang 72 II. PHÂN TÍCH :

• Hoàn cảnh gặp gỡ:

- Hoàn cảnh: ngày Huế đổ máu. - Địa điểm: Hàng Bè.

1. Hình ảnh Lượm trong buổi đầu gặp gỡ:

- Hình dáng: + Loắt choắt

+ Như con chim chích

[?] Với cách miêu tả trên của tác giả, các em thấy Lượm là một chú bé như thế nào?

[?] Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong các đoạn thơ trên?

[?] Kể về Lượm, tác giả còn diễn đạt tình cảm của mình đối với chú. Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết cho thấy thái độ, quan hệ đó của tác giả?

[?] Trong bài có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt và tách ra thành khổ thơ riêng. Em hãy tìm những câu thơ ấy và nêu ý nghĩa, tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả?

[?] Chuyến liên lạc cuối cùng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thái độ và hành động của Lượm trong lần liên lạc ấy?

[?] Đọc lại khổ thơ miêu tả hình ảnh Lượm khi đã hy sinh gợi cho em cảm xúc gì?

[?] “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ấy so với đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

- GV diễn giảng, rút ra phần tổng kết.

- Trang phục: + cái xắc xinh xinh + ca lô đội lệch - Cử chỉ: + ... chân thoăn thoắt +... đầu nghênh nghênh + Mồm huýt sáo vang

+ Nhảy trên đường vàng

+ ... cười híp mí. - Lời nói công việc:+ Cháu đi liên

lạc

+ Vui lắm... thích hơn

→ Từ gợi hình so sánh chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch... hồn nhiên, tích cực trong công tác.

2. Hình ảnh Luợm trong chiến đấu,hy sinh:

Vượt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo ... Sợ chi hiểm nghèo?

→ động từ mạnh, gợi hình ảnh Lượm rất dũng cảm trong công việc.

Cháu nằm trên lúa ... Hồn bay giữa đồng.

→ Hình ảnh gợi tả, gợi cảm: tư thế “thiên thần”.

3. Hình ảnh Lượm trong hồi tưởng :

Lượm ơi còn không?

Chú bé... đường vàng

→ Câu hỏi tu từ, lặp: Lượm vẫn còn sống mãi trong tâm hồn mọi người. III. Ghi nhớ :

SGK trang 74

4. Luyện tập :

Một phần của tài liệu Giao an HKII (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w