- Di tích hoá thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
3. Củng cố Kiểm tra-đánh giá:
HS nhắc lại các thao tác sử dụng các dụng cụ cần thiết
5. Hướng dẫn về nhà:
ôn tập kiến thức . Giờ sau tham quan ngoài trời
……….
Ngày soạn: Ngày giảng:
TIẾT 69
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Biết chuẩn bị cho một buổi HĐ học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho HĐ khoa học.
Làm quen với các phương pháp quan sát ĐV, ghi chép các thu hoạch ở ngoài trời. Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu nhận mẫu vật rồi lựa chọn cách sử
lý thích hợp để làm mẫu vật tiêu bản cần cho việc quan sát, thực hành.
Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi tham quan thiên nhiên, đồng thời có thái độ thận trọng khi tiếp xúc với động vật
Có ý thức bảo vệ động vật có ích II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Chuẩn bị dụng cụ cho HS theo nhóm:
- Tranh vẽ về các môi trường khác nhau: rừng ngập nước, rừng rậm, ao, hồ, vườn - Dụng cụ dào đất, vợt bướm, kẹp mềm, chổi lông, kim mũi nhọn, khay đựng mẫu
HS: Ôn tập lại kiến thức về ĐV đã học, vở, bút, mũ nón, giấy khổ to III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A.Tổ chức:
Lớp 7A 7B 7C 7D 7E
Sỹ số
B. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị thiết bị, dụng cụ của GV và HS
C. Bài mới:1. Mở bài: 1. Mở bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của buổi tham quan
2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG 2. TIẾN HÀNH THAM QUAN NGOÀI TRỜIGV yêu cầu: GV yêu cầu:
HĐ theo nhóm: 8HS / nhóm
Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu
Lấy được mẫu: 1 người ghi chép, 1 người giữ mẫu
GV thông báo nội dung cần quan sát
Nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên:
Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên
Hai tay sẵn sàng thao tác các dụng cụ đem theo
Đi theo nhóm nhỏ, không nói chuyện riêng
Biết phân biệt môi trường: ở nước, ở đất, ở ven bờ và ở tán cây Nội dung quan sát:
Quan sát phân bố của động vật theo môi trường ghi vào bảng đã kẻ sẵn
Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật: Thức ăn TV, ăn ĐV, ăn tạp
Quan sát quan hệ giữa động vật với thực vật: ĐV có ích, ĐV có hại
Quan sát htượng ngụy trang của động vật: Màu sắc, hình dạng cấu tạo, tập tính
Quan sát về số lượng , thành phần động vật trong thiên nhiên:
o .Nhóm ĐV nào gặp nhiều nhất, tại sao?
o Nhóm ĐV nào gặp ít nhất, tại sao?
o Thiếu hẳn nhóm ĐV nào, tại sao?
o Thu hập và xử lí mẫu
3. Củng cố - Kiểm tra - đánh giá:
Rút kinh nghiệm nhắc nhở những HS có ý thức chưa tốt. Tuyên dương những nhóm làm tốt
6. Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bản tường trình giờ sau báo cáo kết quả tham quan ---
Ngày soạn: Ngày giảng:
TIẾT 70
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Tập biết cách nhận biết động vật và ghi chép , làm báo cáo Có ý thức bảo vệ động vật có ích
Giấy, bút III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A.Tổ chức: Lớp 7A 7B 7C 7D 7E Sỹ số B. Kiểm tra: C. Bài mới: 1. Mở bài: 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN SÁT
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả:
Bảng tên các động vật và môi trường sống Mẫu thu thập được
Đánh giá về số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên
GV gọi lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả quan sát, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến
3. Củng cố- Kiểm tra - đánh giá:
GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của học sinh
Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập
4. Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại kiến thức về động vật