- Bộ não phát triển liên quan đến đời sống phức tạp của chim thể hiện: + Não trước lớn
3. Nhận xét đánh giá:
• GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của học sinh
• Dựa vào phiếu học tập GV đánh giá kết quả học tập của các nhóm
4. Hướng dẫn về nhà:
• Ôn toàn bộ lớp chim
• Kẻ bảng tr.150 vào vở
• Tìm hiểu đời sống cấu tạo của thỏ
Ngày soạn: Ngày giảng:
LỚP THÚ
TIẾT 48: THỎ
I. MỤC TIÊU:
• Kiến thức: HS nêu được những đặc điểm về đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Giải thích được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
• Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát , nhận biết kiến thức và kĩ năng HĐ nhóm
• Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn , bảo vệ động vật II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
• Tranh cấu tạo ngoài của thỏ
• Mô hình con thỏ
• Bảng phụ ( Phiếu học tập)
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính Bộ lông Bộ lông
Chi Chi trước
Chi sau
Giác quan Mũi, lông xúc giác Tai có vành tai Mắt có mí cử động III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A.Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 7D: 7E:
B. Kiểm tra:C. Bài mới: C. Bài mới: 1. Mở bài:
• GV giới thiệu thú là ĐV có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới động vật và đại diện là con thỏ
2. Phát triển bài:
Mục tiêu: Nêu được đời sống và 1 số tập tính của thỏ.Giải thích sự sinh sản của thỏ tiến hoá hơn chim bồ câu.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.149 và quan sát H46.1. Trả lời: + Thỏ thường sống ở đâu?
+ Thức ăn? Thời gian kiếm ăn của thỏ? + Tại sao trong chăn nuôi thỏ người ta không làm chuồng bằng tre hoặc gỗ? + Cách lẩn trốn kẻ thù?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS tự đọc và ghi nhớ thông tin - Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung.
a. Đời sống:
• Thỏ sống ở ven rừng, trong các bụi rậm
• Tập tính đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chi sau
• Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn chủ yếu về chiều hoặc đêm
• Là động vật hằng nhiệt.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK kết hợp quan sát H 46.1. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
+ Hình thức sinh sản của thỏ?
+ Sự sinh sản của thỏ tiến hoá hơn chim bồ câu ở điểm nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS tự đọc thông tin và quan sát hình để nhận biết
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. Nêu được:
+ Nơi phát triển thai?
+ Bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường
+ Loại con non
+ Hiện tượng thai sinh( đẻ con) tiến hoá hơn đẻ trứng và trứng thai ?
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung.
b. Sinh sản:
• Thụ tinh trong
• Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ
• Đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh
• Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ
HOẠT ĐỘNG 2. CẤU TẠO NGOÀI VÀ SỰ DI CHUYỂN
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.149- 150 và quan sát H 46.2,3 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng - Gọi HS lên điền.
- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng
- HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm , hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp bổ sung.