- Bộ não phát triển liên quan đến đời sống phức tạp của chim thể hiện: + Não trước lớn
CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I. MỤC TIÊU:
• Kiến thức: HS nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ. Nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng. Chứng minh được bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.
• Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình, tìm kiến thức. Kĩ năng thu thập thông tin và hoạt động nhóm.
• Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
• Tranh, mô hình cấu tạo trong của thằn lằn III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A.Tổ chức:
Lớp 7A 7B 7C 7D 7E
Sỹ số
B. Kiểm tra:
• Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn tránh kẻ thù?
C. Bài mới:1. Mở bài: 1. Mở bài:
• Cấu tạo trong của thỏ như thế nào? có đặc điểm gì tiến hoá hơn các động vật có xương sống khác đã học?
2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG 1. BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến đời sống
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bộ xương thỏ . So sánh với bộ xương bò sát tìm ra điểm giống nhau và khác nhau về:
+ Các thành phần cơ bản của bộ xương thỏ?
+ Xương lồng ngực?
+ Vị trí của chi so với cơ thể? - Tại sao có sự khác nhau đó? - GV nhận xét, kết luận.
- HS tự quan sát, đọc chú thích thu thập kiến thức - Trao đổi nhóm . Yêu cầu nêu được:
+ Các bộ phận tương đồng: xương đầu, xương cột sống, xương chi
+ Sự khác nhau:
- Đốt sống cổ:7 đốt. Bò sát : nhiều hơn
- xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực, có cơ hoành. Bò sát: xương sườn có cả ở đốt thắt lưng , chưa có cơ hoành, xương chi thẳng góc nằm dưới cơ thể nâng cơ thể lên cao + Sự khác nhau liên quan đến đời sống.
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung.