- Di tích hoá thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
HOẠT ĐỘNG 2 CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: Nêu được vị trí của các ngành ĐV và mối quan hệ họ hàng của các ngành động vật
- GV: Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau.
- GV yêu cầu HS quan sát H56.3, đọc SGK trả lời câu hỏi:
+ Cây phát sinh ĐV biểu thị điều gì?
+ Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
+ Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm ĐV nào đó? + Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
+ Chim , thú có quan hệ với nhóm nào? - Gọi HS trả lời, GV tóm tắt
- GV nhận xét, kết luận .
- HS tự đọc thông tin SGK và quan sát H56.3Thảo luận nhóm. Yêu cầu nêu được:
+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm ĐV
+ Nhóm có vị trí gần nhau , cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa
+ Vì kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài đông
+ Chân khớp có quan hệ gần với thân mềm
+ Chim, thú gần với bò sát
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp bổ sung.
Kết luận:
• Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật 3. Củng cố:
• Gọi một học sinh đọc kết luận chung
4. Kiểm tra - đánh giá:
Câu 1: Động vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất là:
a. Động vật nguyên sinh. c. Động vật chân khớp.
Câu 2: Lớp động vật phát triển nhiều nhất về số lượng loài là :
a. Thú. c. Sâu bọ.
b. Chim. d. Cá.
Câu 3: Lớp động vật tiến hoá cao nhất trong ngành động vật có xương sống là :
a. Cá. c. Chim.
b. Bò sát. d. Thú
Câu 4: Dựa trên các bằng chứng hoá thạch, ngời ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ:
a. Ếch nhái cổ. c. Bò sát cổ.
b. Cá vây chân cổ. d. Chim cổ
Câu 5: Dựa trên bằng chứng hoá thạch, người ta đã chứng minh từ bò sát cổ đã phát sinh ra:
a. Chim cổ. c. Cả a, b đều đúng.
b. Thú cổ. d. Lưỡng c cổ.